Pages

Tuesday, July 10, 2012

10 công ty lớn nhất thế giới

Có tới 7 công ty năng lượng lọt vào top 10 năm nay. Sau 2 năm đứng đầu, Wal-Mart mất "ngôi vương” vào tay Royal Dutch Shell.
1. Royal Dutch Shell
CEO: Peter R. Voser
Tổng số nhân viên: 90.000
Quốc gia: Hà Lan
Hoạt động kinh doanh ngắn hạn của Shell đang rất tốt. Lợi nhuận trong quý I/2012 tăng tới 11% so với cùng kỳ, lên mức 7,7 tỷ USD. Phần lớn lợi nhuận này đến từ dự án khí đốt tại Qatar và dự án khai thác dầu tại Canada. Hiện Shell đang đẩy mạnh triển khai việc khai thác dầu tại Bắc Cực với hi vọng đây sẽ trở thành nguồn cung lớn nhất cho công ty trong 1 hay 2 thập kỷ nữa.
2. Exxon Mobil
CEO: Rex W. Tillerson
Tổng số nhân viên: 99.100
Quốc gia: Mỹ
Lợi nhuận trong năm 2011 của Exxon Mobil đạt khoảng 41,1 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2010 nhờ việc đầu tư mạnh vào khai thác khí đốt. Tuy nhiên, giá khí đốt hiện giảm mạnh nên trong quý I vừa qua, lợi nhuận của công ty sụt 11,3% so với cùng kỳ năm trước.

3. Wal-Mart
CEO: Michael T. Duke
Tổng số nhân viên: 2,2 triệu
Quốc gia: Mỹ
Tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Mỹ đã mất 2 bậc trong bảng xếp hạng năm nay do những bê bối trong hoạt động tại thị trường nội địa. Năm 2011, tòa án Mỹ đã đưa ra phán quyết chống lại Wal-Mart với cáo buộc phân biệt đối xử giới tính trong chế độ lương, thưởng và cơ hội thăng tiến. Tháng 4 vừa qua, Wal-Mart bị buộc tội hối lộ tại Mexico. Ngoài ra, giá nhiên liệu tăng cao, kết hợp với tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đạt kỷ lục trong những tháng giữa năm 2011 cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của hãng này.
4. BP
CEO: Robert W. Dudley
Tổng số nhân viên: 83.400
Quốc gia: Anh
Khôi phục kinh doanh một cách ngoạn mục sau khi phải bán tới 30 tỷ USD tài sản để giải quyết sự cố tràn dầu tại vịnh Mexico, lợi nhuận năm 2011 của BP đã tăng tới hơn 10 lần so với năm 2010.
5. Sinopec
CEO: FU Chengyu
Tổng số nhân viên: 1.021.979
Quốc gia: Trung Quốc
Là công ty lớn nhất châu Á theo xếp hạng của Fortune, Sinopec hiện hoạt dộng như một tập đoàn khai thác dầu thô và khí đốt đa quốc gia dù chịu áp lực quản lý giá từ phía Trung Quốc. Sinopec hiện liên doanh và tiến hành mua lại nhiều công ty khai thác dầu trên toàn thế giới như Daylight Energy với giá khoảng 2,1 tỷ USD để tiếp tục bành trướng ra bên ngoài châu Á.
6. China National Petroleum
CEO: Jiang Jiemin
Tổng số nhân viên: 1.668.072
Quốc gia: Trung Quốc
Với những đối tác tới từ các quốc gia phát triển mạnh về dầu mỏ như Irac và Qatar, CNPC đã sản xuất tới 107,54 triệu tấn dầu cung cấp cho thị trường Trung Quốc, tăng 2% so với năm ngoái. Ngoài dầu lửa, CNPC cũng là sản xuất các sản phẩm khí đốt.
7. State Grid
CEO: Liu Zhenya
Tổng số nhân viên: 1.583.000
Quốc gia: Trung Quốc
Hoạt động khó khăn của các công ty cùng ngành tại châu Âu đã mang đến cơ hội kinh doanh tuyệt vời cho tập đoàn điện lực Trung Quốc. Công ty này đang có kế hoạch mua lại hệ thống truyền tải điện của Tây Ban Nha, trị giá ước tính gần 1 tỷ USD.
8. Chevron
CEO: John S. Watson
Tổng số nhân viên: 61.189
Quốc gia: Mỹ
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Chevron lên tới 41,4% so với năm 2010. Doanh thu toàn thị trường của công ty vào năm 2017 dự kiến đạt 73 triệu USD.
9. Conoco Phillips
CEO: Ryan M. Lance
Tổng số nhân viên: 29.800
Quốc gia: Mỹ
Conoco Phillips đã tăng trưởng ngoạn mục trong năm 2011 thêm 26% lợi nhuận từ mức 198,7 triệu USD năm 2010. Tuy nhiên, nợ vay của tập đoàn hiện lên tới hơn 1 tỷ USD.
10. Toyota Motor
CEO: Akio Toyoda
Tổng số nhân viên: 325.905
Quốc gia: Nhật
Trong năm 2011, Toyota chỉ bán được 1,6 triệu chiếc, sụt giảm mạnh so với cũng kỳ năm trước. Thiên tai xảy ra tại Thái Lan, nơi đặt một trong những nhà máy lớn nhất của Toyota đã khiến hãng này tổn thất nghiêm trọng.

No comments:

Post a Comment