"Sao gọi vợ là "cháu" cô ấy lại giận?"
Về nhà nghỉ hè sau một năm làm trợ giảng môn tiếng Việt ở trường Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Minh Hiếu, cô bạn thời đại học của tôi đã "giắt túi" được một "lô" những câu chuyện dở khóc dở cười của sinh viên. Cô kể, tiếng Thái với tiếng Việt có nhiều từ giống nhau như đúc, ví dụ như từ "mực", phát âm giống nhau và đều chỉ cá mực nhưng có nhiều từ lại lơ lớ, từ "trả lời", "khép nép", "khỏe khoắn" của tiếng Việt thì từ đó trong tiếng Thái là "chả lới", "kham nap", "khem khaeng". Chính vì thế, sinh viên Thái thường nhớ những từ này rất nhanh nhưng đến lúc viết thì không thể nhớ ra nó viết thế nào.
Nhiều người nước ngoài thích thú khi sử dụng tiếng Việt. Ảnh minh họa.
Hiếu còn kể, để sinh viên được "sống" trong môi trường tiếng Việt, cô đề xuất mỗi sinh viên tự chọn cho mình một cái tên Việt. Đến giờ lên lớp, cô bật cười vì một nam sinh viên "đòi" cái tên "Mỹ Xuân". Số là cậu sinh viên này vào các trang mạng Việt Nam đọc báo, nhưng tiếng Việt chưa biết nhiều, chỉ thấy ảnh minh họa một cô gái đội vương miện rồi lại thấy mấy con số "10.000 USD" trong các bài viết. Cậu chắc mẩm đây là một hoa hậu rất thành công và có thu nhập cao nên lấy làm hâm mộ, "chộp" luôn cái tên của cô làm tên "giao dịch" tiếng Việt.
Lại có một cậu sinh viên khác, vốn rất chăm chú trong các giờ học, về nhà cũng rất chịu khó tìm tòi nghiên cứu. Trong buổi chọn tên, cậu đi lên và dõng dạc trình bày: "Tên tiếng Việt của em là Phật Thủ". Cô giáo trẻ bật cười khi cậu học trò lấy tên một loại quả người ta dùng để cúng trên bàn thờ để đặt tên Việt cho mình.
Còn về khoản phát âm thì nhiều âm sinh viên không phát âm được nên lúc đọc ra tiếng Việt nghe rất ngộ. Ví dụ như từ "hội thoại", trong tiếng Thái không có âm "oai", nên sinh viên chỉ đọc được "hội thuội", rèn thế nào cũng không thể chuẩn được. Tuy nhiên, Hiếu nhận xét, sinh viên nước ngoài rất hào hứng và có thái độ cầu thị trong các giờ học. Điều đó tiếp thêm sức mạnh cũng như củng cố quyết tâm cho cô tiếp tục trau dồi để đem Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới.
Hiếu còn kể, để sinh viên được "sống" trong môi trường tiếng Việt, cô đề xuất mỗi sinh viên tự chọn cho mình một cái tên Việt. Đến giờ lên lớp, cô bật cười vì một nam sinh viên "đòi" cái tên "Mỹ Xuân". Số là cậu sinh viên này vào các trang mạng Việt Nam đọc báo, nhưng tiếng Việt chưa biết nhiều, chỉ thấy ảnh minh họa một cô gái đội vương miện rồi lại thấy mấy con số "10.000 USD" trong các bài viết. Cậu chắc mẩm đây là một hoa hậu rất thành công và có thu nhập cao nên lấy làm hâm mộ, "chộp" luôn cái tên của cô làm tên "giao dịch" tiếng Việt.
Lại có một cậu sinh viên khác, vốn rất chăm chú trong các giờ học, về nhà cũng rất chịu khó tìm tòi nghiên cứu. Trong buổi chọn tên, cậu đi lên và dõng dạc trình bày: "Tên tiếng Việt của em là Phật Thủ". Cô giáo trẻ bật cười khi cậu học trò lấy tên một loại quả người ta dùng để cúng trên bàn thờ để đặt tên Việt cho mình.
Còn về khoản phát âm thì nhiều âm sinh viên không phát âm được nên lúc đọc ra tiếng Việt nghe rất ngộ. Ví dụ như từ "hội thoại", trong tiếng Thái không có âm "oai", nên sinh viên chỉ đọc được "hội thuội", rèn thế nào cũng không thể chuẩn được. Tuy nhiên, Hiếu nhận xét, sinh viên nước ngoài rất hào hứng và có thái độ cầu thị trong các giờ học. Điều đó tiếp thêm sức mạnh cũng như củng cố quyết tâm cho cô tiếp tục trau dồi để đem Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới.
Hà cho biết, dạy tiếng Việt cho người "Tây" (gọi chung cho người nước ngoài) vừa dễ lại vừa khó. Dạy họ rất thoải mái vì họ thường chủ động và áp dụng nhanh, lại rất kiên trì. Tuy nhiên, nhiều lúc cô cũng vấp phải những tình huống dở khóc dở cười như trên. Có buổi, Hà dạy chú Giòm cách đi chợ, mua hàng và trả giá. Chú Giòm rất vui vì thực sự bài học này vô cùng hữu ích (theo như lời chú Giòm nói). Hà cũng rất vui vì cô hiểu ra, nên dạy những gì gần gũi với họ hơn là dạy theo sách vở.
Hà kể, lúc học xong, cô và Giòm ra chợ để thực hành. Chú Giòm nhớ bài cực nhanh cũng như lúc trả giá rất biểu cảm, kiểu như: "Đắt quá"; "Bao nhiêu tất cả"... Khi trả giá xong, cô bán hàng đưa túi hoa quả cho chú Giòm thì chú cầm vội lấy, nói: "Tốt quá" rồi hí hửng đi luôn mà quên trả tiền. Cô bán hàng ớ ra, nói với theo: "Money money" thì chú Giòm quay lại xin lỗi rối rít.
Học sinh đặc biệt này và Hà có nhiều buổi học rất thú vị. Cô dạy tiếng Việt cho chú John (tên thật của chú Giòm), còn chú John lại dạy tiếng Anh cho Hà. Hà kể chú Giòm chữa phát âm cực kĩ, thậm chí còn yêu cầu Hà nói đi nói lại khi nào đúng thì thôi. Hà cứ kể đi kể lại chuyện Hà đề nghị chú Giòm: "Cháu sẽ trở thành học sinh của chú" thì chú Giòm trả lời ngay: "Tôi sẽ nghiêm khắc và dạy lại cháu". Rồi có hôm dạy đến chủ đề "đồ ăn", Hà có nói ở Việt Nam muốn chế nhạo ai đó hay gọi: "Đồ củ chuối", chú Giòm nói bên Úc hay nói là " Peanut" (Củ lạc) sau đó quay sang diễn ngay một cảnh hài hước và nói: "Củ chuối" rất buồn cười.
"Tại kiếp trước tôi là người Việt Nam"
Thầy Nguyễn Hưng Quốc, chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại học Victoria (Úc) kể về cô học sinh Erica của mình. Erica kể là vì bắt đầu học tiếng Việt theo giọng Bắc ở Bắc Giang, khi về lại Úc, cô không thể giao tiếp với người Việt ở Úc vốn phần lớn nói theo giọng miền Nam. Dần dần cô mới hiểu và phát âm được những chữ như "dề Diệt Nam dui dẻ". Rồi Erica còn nói cô đang muốn học cách phát âm của người miền Trung, thầy Quốc rất bất ngờ. Cuối cùng, khi Erica kết luận: "Nhiều lúc em có cảm tưởng học tiếng Việt không phải học một mà là học ba ngôn ngữ khác nhau: "Tiếng" miền Nam, "tiếng" miền Bắc và "tiếng" miền Trung".
Thầy Quốc cho biết, thầy từng gặp nhiều người nước ngoài nói tiếng Việt rất tốt. "Cách đây ba hay bốn năm, có một học giả người Đức đến Melbourne tham dự một cuộc hội nghị quốc tế. Anh hẹn gặp tôi ở khu chợ của người Việt ở Footscray. Chúng tôi ăn trưa rồi sau đó đi loanh quanh ở chợ và các tiệm tạp hóa. Vừa đi vừa nói chuyện bằng tiếng Việt. Những người chung quanh trố mắt nhìn. Một số không nén được tò mò, khều tay tôi hỏi: "Sao ổng nói tiếng Việt hay quá vậy?". Anh bạn người Đức nghe thế, cười bảo: "Tại kiếp trước tôi là người Việt Nam mà!" Mấy người chung quanh cười rú lên. Chúng tôi đi rồi, tiếng cười và những lời khen ngợi vẫn còn vang lên sau lưng", thầy Quốc chia sẻ.
Thầy Quốc cho biết, rất nhiều sinh viên nước ngoài có những "kinh nghiệm cay đắng" khi thực hành tiếng Việt. Khi thầy Hưng yêu cầu học sinh vào quán ăn của khu người Việt để nói thì hầu như cả lớp đều lắc đầu buồn bã: "Không được, thầy ơi!" Hỏi lý do, sinh viên kể: Nghe họ mở miệng nói tiếng Việt, dĩ nhiên với giọng lơ lớ của người mới học, người ta không hiểu. Họ lặp lại, người ta nghe và cười ồ. Những người chung quanh cũng cười. Xấu hổ, họ im lặng và chuyển sang tiếng Anh. Thầy Quốc phân tích ý nghĩa của tiếng cười trong văn hóa Việt Nam: Cười, trong những trường hợp như thế, không phải là chê bai hay chế giễu mà là khuyến khích, động viên, khen ngợi. Rồi thầy khuyên sinh viên cứ tiếp tục thực tập.
Tuy nhiên, lần này qua lần khác, họ vẫn bị cười. Khi nghe lại sinh viên mình nói tiếng Việt, thầy vẫn luận ra được nhưng không hiểu sao những người bồi bàn lại không hiểu. "Lý do, tôi nghĩ, một phần vì người ta thiếu kiên nhẫn. Đang bận bịu tất bật với công việc bán hàng hay chạy bàn, không mấy ai sốt sắng hay kiên nhẫn đến độ đứng nghe một người ngoại quốc bập bẹ nói tiếng Việt, điều đó cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, tôi nghĩ còn một lý do khác: Phần lớn người Việt nghe tiếng Việt rất... kém", thầy Quốc nhận định
Biến tấu một câu ca qua lăng kính dịch của một chàng "tây"
Tôi còn nghe chuyện kể về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam làm nghiên cứu sinh môn tiếng Việt. Cuối đợt nghiên cứu, trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kỳ thi gọi là khảo sát trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau: "Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao: "Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương". Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều: "Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão. Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu: Một là "la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa. Hai là "la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này. "Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó. "Thiên mụ": Đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời. "Thọ" : Nhiều lần (lâu). Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ: "Trời nổi cơn bão lớn/ Lao xuống tà vẹt đường/Vợ trời đánh một tiếng chuông/ Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần".
No comments:
Post a Comment