Thursday, March 20, 2014

Vui buồn nghề Nails

Chủ yếu viết chơi cho vui thôi. Những ai làm nails thì đã hiểu. Còn những ai chưa từng làm nails hoặc sắp làm nails sẽ biết thêm. Tôi viết từ kinh nghiệm bản thân chứ không đâu xa.

Có lẽ ngành nails ở Mỹ chiếm tỷ lệ quan trọng đối với người Việt chúng ta. Đa phần những ai vừa định cư qua Mỹ cũng đều chọn cho mình ngành này để nuôi sống gia đình và bản thân. Tôi cũng không ngoại lệ.


Qua Mỹ hơn 10 năm. Lần đầu đặt chân lên đất Mỹ biết bao nhiêu ngỡ ngàng. Được gia đình bảo lãnh qua đây khi quá tuổi đi học. Tiếng Anh không rành, thế là gia đình cho tôi vô trường nails để học. Có lẽ tôi tiếp thu nhanh vì đã có sẳn máu làm đẹp trong người.

Ra trường, lấy được cái bằng trong tay tôi bắt đầu đi làm cho 1 tiệm nails của người quen. Tôi nói gian truân dữ lắm. Đã chảy bao nhiêu nước mắt khi đêm về. Chưa có kinh nghiệm đi làm, tôi luôn bị chủ, thợ, khách ăn hiếp… Những người qua đây trước tôi, có đứa sanh đẻ ở Mỹ, họ nói rành tiếng Anh hơn tôi. Mỗi lần khách vô là tôi phải nhờ họ thông dịch, có khi tôi bị họ chơi, dịch bậy để tôi làm sai rồi bị khách hành. Lúc đó tôi ức lắm vì qua Mỹ chưa đầy 1 năm tiếng Anh của chỉ bập bẹ A, B, C thôi.

Làm tiệm đầu tiên tôi cảm thấy không ổn nên xin nghỉ. Cầm cái bằng đi xin việc hết tiệm nails này tới tiệm nails khác với mong muốn họ đối xử với mình giống như người trong gia đình. Có lần tôi làm cho 1 vợ chồng thằng chủ, (nghe nói qua Mỹ cũng hơi lâu). Trời đất ơi! Hai vợ chồng thuộc dạng "kẹo kéo", vắt cổ chày ra nước. Cái gì cũng bắt thợ mua, từ dũa, buffer, cho tới bột... Nó mua sẵn 1 đóng bỏ trong nhà kho, khi nào thợ hết sẽ mua lại của nó... Vậy mà tiệm nó cũng có nhiều thợ mới chết chứ! Nó cũng hưởng lợi từ những người thợ làm kiếm tiền cho nó mà. Tôi thấy làm như vậy không công bằng nên xin nghỉ. 


Rồi tôi lại dính vô 1 cái tiệm khác. Ông chủ nổi tiếng là... dê xòm. Những cô thợ nào trẻ đẹp đều bị lời ngon tiếng ngọt của ổng làm xiêu lòng. Bà vợ của ổng nổi tiếng là hoạn thư. Có lần 1 người thợ nữ trong tiệm đi ngủ khách sạn với chồng bả. Không biết sao bả biết, thế là đánh lộn tại tiệm. Tôi chịu không nổi với cái cảnh ngày nào ông bà chủ cũng cải nhau, thế là tôi tiếp tục xin nghỉ. Tôi thầm nghĩ, tôi cần một người chủ biết điều, với những người thợ hoà nhã để tôi có thể ngồi lâu hơn kiếm tiền nuôi gia đình.

Qua Mỹ 7 năm tôi cũng lăn lộn biết bao nhiêu làm tiệm nails. Thứ nhất học lấy kinh nghiệm ở mỗi tiệm, thứ hai kiếm ít vốn để tự làm chủ bản thân.

Tiệm nails đầu tiên tôi mua trong khu trung tâm người Việt với một số vốn ít ỏi tôi tích luỹ được. Bạn biết đấy, chỗ nào càng đông người Việt ở là chỗ đó càng cạnh tranh khốc lịêt. Chân tay nước thời đó 20$ , FS 14$, Re 8$. Giá thấp như vậy mà mấy tiệm đối phương còn treo bảng giảm giá thêm, free cái này, tặng cái kia. Hạ giá chỉ thiệt thòi cho mình và có lợi cho khách mà thôi. Một ngày muốn kiếm được 100$ là phải bán biết bao nhiêu sức lao động mới có được. Chân mấy con Mỹ đen con nào con nấy như chân voi, ngồi chà chết mẹ. Mình thì dân Châu Á, cái tướng nhỏ con như con chuột. Một ngày mà ôm chừng năm cái chân voi, coi như là khỏi ăn cơm. Có hôm làm việc quá sức, đang sơn móng tay cho khách, tôi lăn đùng ra xỉu. Cả tiệm nhốn nháo đưa tôi đi cấp cứu. Từ đó sức khoẻ tôi đi xuống, tôi đành sang rẻ cái tiệm lại cho người thợ để nghĩ ngơi. 


Sau một năm nghĩ ngơi không đi làm, tôi bắt đầu chán nản cái cảnh ngồi ở nhà giữ con. Tôi leo lên mạng tìm coi ở tiểu bang nào còn làm ăn được đánh liều một chuyến. Không biết sao trời xui đất khiến tôi lại chọn ngay cái tiệm ở tiểu bang Kansas. Một mình lái xe 14h tiếng, thân gái dặm trường, tôi phải lái hai ngày mới tới nơi. Ngồi làm thử một tháng thấy ok nên "dớt" luôn cái tiệm đó. Thời gian đầu tôi cũng khó khăn về vấn đề giấy tờ và thợ thầy. Trời ko phụ lòng, chính nhờ lòng can đảm và mạnh mẽ của tôi nên tôi mới có ngày hôm nay. Bốn năm nơi đó tôi cũng dư chút đỉnh để trang trải cuộc sống.

Từ khi có tiệm, tôi lúc nào cũng luôn thiếu thợ. Ở nơi "khỉ ho cò gáy " thợ đến làm vài tháng rồi than buồn xin nghĩ. Kinh nghiệm tôi lăn lộn nhiều nơi cho tôi học hỏi rất nhiều. Đối xử nhẹ nhàng với thợ thì mình sẽ nhận được sự nhẹ nhàng. Và tánh tôi rất rộng rãi thoải mái, không ky bo từng đồng từng cắc với thợ.

Chồng tôi làm thợ máy trên 30 năm. Thấy vợ làm việc cực khổ nên cũng ráng thi lấy cái bằng nails để phụ vợ. Thời gian đầu đối với ảnh còn hơn nhục hình. Một thằng đàn ông thường ngày cầm mỏ lếch, hôm nay tập cầm cọ thật là cực khổ cho ảnh. Rồi cuối cùng ảnh cũng đu theo cái ngành nails của vợ khi vào độ tuổi 52. 


Còn đây là chuyện khách khứa. Khách thì nhiều loại khách. Khách giàu, khách nghèo, khách học thức, khách không học thức, khách trắng, khách đen, khách Á Châu, v.v... đều có đủ. Hơn mười năm đi làm tôi tiếp xúc cả hàng ngàn loại khách. Loại khách mà tôi không thích là người da đen. Không phải tôi kỳ thị hay này nọ, cũng có người tốt người xấu, nhưng đa phần xấu nhiều hơn tốt. Thường vô tiệm hay chôm chỉa nước sơn, ăn cắp tiền tip trong học tủ của thợ khi thợ sơ ý, làm đủ thứ mà không muốn trả tiền, thích ăn giựt. Trong đời của tôi đã hai lần đánh lộn với cái lũ đó vì chúng kiếm chuyện không trả tiền. Nói đánh lộn chứ thật ra nó đánh tôi chứ tôi có đánh lại nó đâu. Tôi không thèm đánh lại để có bằng chứng gọi cảnh sát. Kể từ đó tôi hơi có ác cảm với loại người đó. Nhưng ác cảm cũng chỉ để trong lòng thôi, mình làm ăn thì cũng phải cần họ.

Viết tới đây tự nhiên mệt rồi, hôm nào hứng hứng kể tiếp "Vui Buồn Nghề Nails" nghe bà con...

Tiểu Yến

3 comments:

Post a Comment