Wednesday, November 28, 2012

Mẹ chồng Hà Tăng từng là con tin của "không tặc" Lý Tống

Diễn viên Thủy Tiên từng có thời là tiếp viên hàng không và chuyến bay nhớ nhất của bà là bị bắt làm con tin trong vụ không tặc Lý Tống năm 1992.

Bà Lê Hồng Thủy Tiên từng là con tin của Lý Tống

Năm 1992, Lý Tống uy hiếp phi hành đoàn trên chuyến bay của hàng không Việt Nam, thả truyền đơn rồi nhảy dù xuống và bị bao vây bắt giữ. Ông ta đã bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt và kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay.

Một trong những con tin trong vụ cướp máy bay ấy chính là mẹ chồng Hà Tăng, lúc đó đang là tiếp viên hàng không Lê Hồng Thủy Tiên.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao TP. HCM, Lý Tống nguyên là sĩ quan không quân chế độ cũ từng đi học tập cải tạo rồi tìm mọi cách trốn ra nước ngoài.

Chuyến bay kinh hoàng

Ngày 4/9/1992, Tống mua vé về Việt Nam bằng máy bay của Hãng Hàng không JES-AES (Bulgaria) bay thuê cho Hãng Hàng không Việt Nam.

Máy bay này có phi hành đoàn gồm 12 người, chỉ huy máy bay là Vitkow Tanas Styanov người Bulgaria, chở 115 hành khách. Theo lịch trình, máy bay cất cánh tại sân bay Bangkok lúc 17h (VN), đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h30.


Ông ta lên máy bay lúc 16h50, mag theo 2 túi xách tay, trong đó có dù, dây dù, truyền đơn và các thứ cần thiết khác. Để thuận tiện cho việc thực hiện chiếm đoạt máy bay, trước khi lên máy bay, Tống đã quyết định phải hành động trước khi máy bay tới TP. HCM 30 phút.

Đến 17h45 cùng ngày, khi hành khách bắt đầu dùng bữa ăn trên máy bay, Tống phát hiện trên khay đựng thức ăn có một con dao inox (là dao ăn của hàng không), ông ta liền lấy cắp con dao này để làm vũ khí đe dọa khống chế. Sau đó, Tống trả khay đựng đồ ăn và chuẩn bị các động tác để hành động. 18h8, Tống bấm chuông gọi tiếp viên.

Một nữ tiếp viên tên Nguyễn Xuân Thủy Tiên đưa nước uống đến chỗ Tống. Khi cô vừa quay đi thì lập tức bị Tống rút dây dù trong túi quàng vào cổ, một tay siết chặt, tay kia gí dao và tuyên bố "không tặc".
Nguyễn Xuân Thủy Tiên la lên một tiếng thì bị Tống đẩy vào phòng tiếp viên. Lúc này, trong phòng tiếp viên có Minov Chavdar Milehev cũng là tiếp viên, người Bulgaria cũng bị Tống đe dọa và dùng dây dù trói tay chân. Cả hai tiếp viên bị buộc nằm xuống sàn máy bay, nếu không Lý Tống dọa bom sẽ nổ.

Cùng lúc này, tiếp viên Lê Hồng Thủy Tiên (chính là mẹ chồng Hà Tăng hiện tại) từ khoang dưới bước vào phòng tiếp viên để lấy tờ khai hải quan phát cho hành khách thì bị ông ta dùng dây quàng vào cổ và dùng dao đe dọa buộc cô phải mở cửa buồng lái.

Khi cửa buồng lái được mở, Lý Tống bước vào có mang theo 2 túi xách và tuyên bố với mọi người có bom, máy bay bị không tặc. Lý Tống buộc tổ lái phải làm theo sự điều khiển của ông ta. Sau đó Lý Tống đẩy Lê Hồng Thủy Tiên ra khỏi buồng lái và đóng cửa lại. Lúc này, Tống vẫn cầm dao, dây dù và túi xách đồng thời đe dọa cả tổ lái là sẵn sàng cho nổ bom nếu không chấp hành lệnh của y.

Tống bắt tổ lái phải cho máy bay hạ thấp độ cao xuống 200 feet (khoảng 70m) và lượn vòng trong khu vực cấm của TP. HCM, bắt mở cửa buồng lái để rải truyền đơn. Sau khi rải truyền đơn xong, Tống buộc tổ lái phải điều khiển máy bay, bay ở độ cao 7.000 feet (cao 2.333m) để nhảy dù.

Bà Thủy Tiên hiện giờ là mẹ chồng của Tăng Thanh Hà.

Khi máy bay đã lên cao, Tống buộc Minov phải mở cửa lên xuống bên trái máy bay để y nhảy dù. Lúc đó, cơ trưởng Vitkov nói rõ cho Tống biết việc mở cửa máy bay lúc này là nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho máy bay. Nhưng Tống vẫn bắt tiếp viên người Bulgaria phải mở cửa lên xuống bên trái máy bay.

Vì áp suất không khí bên ngoài máy bay rất lớn nên khi Minov mở cửa thì cửa máy bay bị vặn lại, không mở được. Tống chạy sang cửa bên phải để mở thì lập tức cửa cũng bị vặn xéo như bên trái. Lúc này, Tống cố chui ra nhưng không lọt người. Gió bắt đầu lùa vào máy bay rất mạnh, làm cho mọi người trên máy bay hoang mang, lo sợ.
Tống không có cách nào nhảy dù bằng cửa lên xuống được, ông ta chạy vào buồng lái, buộc cơ trưởng để cho mình nhảy dù qua cửa sổ buồng lái (là cửa vừa rải truyền đơn). Lái trưởng Vitkov buộc phải làm theo lệnh của Tống. Sau khi Tống nhảy dù ra ngoài, lái trưởng Vitkov mới điều khiển cho máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Khi nhảy dù xuống mặt đất, Tống bị người dân TP. HCM phát hiện bắt giữ.

Với những tài liệu, vật chứng thu được Tống đã phải thú nhận hành vi phạm tội tại CQĐT. Vụ án Lý Tống bị đưa ra xét xử với mức án 20 năm tù cho bị cáo. Tháng 9/1998, ông ta được đặc xá.

No comments:

Post a Comment