Thuốc phiện là nhựa được trích ra và chế biến từ quả của cây thuốc phiện (còn gọi là cây anh túc). Các quốc gia Đông Nam Á những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã từng chìm ngập trong làn khói của thuốc phiện và hậu quả để lại thật kinh hoàng.
Dưới đây là những hình ảnh về người nghiện thuốc phiện - những "xác chết khô" vì "nàng tiên nâu" vào những năm đầu thế kỷ XX.
Năm 1906, sản xuất thuốc phiện trên thế giới đã đạt đến con số gây sốc là 41.000 tấn. Trước khi khám phá ra cách đốt và hút giống như thuốc lá, người ta thường nhai hoặc uống thuốc phiện.
Trong thế kỷ XVII - XVIII, thuốc phiện xuất hiện với một tên gọi là madak - một loại thuốc pha trộn á phiện với thuốc lá.
Đến thế kỷ XIX, madak bị cấm bán ở Trung Quốc, thuốc phiện nguyên chất được người chơi hút nhiều hơn và sau đó lan ra toàn thế giới.
Những thành phố lớn như London, San Francisco, New York, Paris trở thành những tụ điểm “đen” về nạn hút thuốc phiện.
Ở thời kỳ này, thuốc phiện giống như một nét văn hóa hấp dẫn và quý phái. Chỉ những gia đình quý tộc, có của ăn của để mới có thể “thảnh thơi” nằm bên đèn bàn hút thuốc.
Thế kỷ XIX cũng là khoảng thời gian hoạt động buôn bán thuốc phiện ở Trung Quốc diễn ra phức tạp và công khai. Đây trở thành một trong những nghề thu lời nhất và là tội ác kéo dài nhất trong thời hiện đại.
Việc hút thuốc phiện đã lan sang các nước Đông Nam Á. Từ thế kỷ XIX, những thành phố lớn như Rangoon, Batavia, Sài Gòn, Manila đều có những khu phố nhộn nhịp buôn bán thuốc phiện.
Các cường quốc thực dân còn tìm cách kiểm soát buôn bán và đặt ra thuế buôn bán thuốc phiện, cho phép hút thuốc phiện, miễn là nó đem lại lợi nhuận.
Sang thế kỷ XIX, nước Anh kiểm soát tình hình buôn bán thuốc phiện, thậm chí còn trộn thuốc lá và thuốc phiện để làm thuốc hút, giá cả rẻ hơn. Tất cả mọi tầng lớp đều có thể bị chìm ngập trong u mê của thuốc phiện.
Từ Đông Nam Á, văn hóa thuốc phiện đi “chu du” khắp các thành phố ở châu Âu, từ những công nhân thợ mỏ, làm đường sắt cho đến phu đào vàng đều trở thành “con mồi” của kẻ buôn bán thuốc phiện.
“Khu phố Tàu” trong San Francisco là địa điểm thú vị của những kẻ buôn bán và người nghiện ngập. Việc hút thuốc phiện liên quan đến cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới. Và những “căn lều ma túy” trở thành khu vực khét tiếng của nhiều phố Tàu.
Sang thế kỷ XIX, thuốc phiện không còn là mặt hàng xa xỉ dành cho giới thượng lưu, nó trở thành một thứ gây nghiện, đáp ứng tất cả nhu cầu của các tầng lớp trong xã hội.
“Lời thú tội của một kẻ nghiện hút người Anh” (Confessions of an English Opium-Eater) của Thomas De Quincey là một trong những miêu tả đầu tiên về tác hại của thuốc phiện từ quan điểm của một con nghiện vào những thập niên 20, 30 của thế kỷ XIX.
Thuốc phiện có thể được trộn với thuốc lá để giá cả phải chăng hơn. Tuy nhiên với giới thượng lưu, việc hút thuốc phiện giống như một cuộc chơi thú vị. Người ta thường sử dụng những ống điếu đặc biệt mỗi khi hút thuốc phiện.
Một giọt nhỏ thuốc phiện bị dính gần lỗ trong ống tẩu là chất rất dễ dính. Người hút, ngồi tựa bên cạnh chiếc đèn, thổi vào chiếc ống phía trên than hồng để tăng nhiệt mà than hồng tỏa ra.
Khi thuốc phiện bay hơi, người hút bắt đầu hít vào. Đây là giây phút "lên tiên" của những con nghiện.
Hút thuốc phiện bên bàn đèn - một “sáng chế” kết hợp Đông - Tây do thực dân Pháp, Anh đưa vào Việt Nam, Trung Quốc.
Những “căn lều ma túy” trở thành khu vực khét tiếng, các con nghiện gầy dơ xương nằm ngả ngốn trong khu ổ chuột tồi tàn và bẩn thỉu.
Bức ảnh này là “bức bưu thiếp bán chạy nhất mọi thời đại” của Steven Martin, miêu tả hình ảnh người đàn ông đang say sưa bên bàn đèn thuốc phiện, bên cạnh anh ta, con mèo cũng đang lim dim hít những làn khói thuốc từ chủ.
No comments:
Post a Comment