Chợ Lớn tập trung phần lớn là người Hoa ở tỉnh Quảng Ðông và Triều Châu, cùng một số người Hoa ở Phúc Kiến, người Hẹ và Quảng Tây... Ngoài ra, còn một số bà con người Hoa khác đến từ Cù Lao Phố, trên sông Ðồng Nai, sau năm 1778.
Chợ Lớn từ thế kỷ 18 là cả một khu vực rộng, với cảnh làm ăn, buôn bán nhộn nhịp tại các quận: 5, 6, 10 và một phần quận 11. Trước đây, khi nhắc đến Chợ Lớn là người dân nghĩ ngay đến một Chợ Lớn - phố Tàu trong lòng TP Sài Gòn. Chợ Lớn xưa, đã trở thành một địa danh nổi tiếng không thể thiếu cho những ai đến Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh vào dịp cuối năm mua sắm. Vì đây là nơi mua bán giá sỉ lớn nhất, cung cấp hàng hóa cả vùng Nam Bộ và là chợ có chủng loại hànghóa nhiều nhất của vùng đất Chợ Lớn - Sài Gòn.
Lịch sử Chợ Lớn, có từ ngày 20/10/1879, khi Thống đốc Nam Kỳ LeMyre de Vilers ra Nghị định thành lập TP Chợ Lớn (Municipalité de Chợ Lớn). Ðây là thành phố cấp 2, ngang cấp tỉnh, cùng với các TP Ðà Nẵng và Phnôm Pênh lúc đó, được thành lập sau Chợ Lớn của toàn xứ Ðông Dương thuộc địa thực dân Pháp. Ðứng đầu thành phố là viên Ðốc lý Maire (người Pháp); do Thống đốc Nam Kỳ đề cử và được toàn quyền Ðông Dương bổ nhiệm.
TP Chợ Lớn khi ấy tách biệt với tỉnh Chợ Lớn, là vùng đất rộng kéo tới phía bắc tỉnh Long An bây giờ. TP Chợ Lớn lúc đó cách Sài Gòn 11 km. Ngày 13/12/1880, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định thành lập Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, đặt dưới sự cai trị của Giám đốc Nha vụ Chánh Khu Sài Gòn - Chợ Lớn gồm cả 2 thành phố và vùng phụ cận chung quanh. Ðến ngày 12/1/1888, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn lại được tách ra như cũ. Và sự kiện nối hai thành phố là ngày 1/7/1882, thực dân Pháp cho xây dựng tuyến đường sắt từ Sài Gòn đi Mỹ Tho và bến Chợ Lớn. Trong ngày đó lần đầu tiên có tuyến xe điện chạy bằng đường sắt hoạt động. Còn về đường bộ, trong "Bến Nghé xưa", nhà văn Sơn Nam viết: "giữa Sài Gòn và Chợ Lớn lúc đó, phía đất thấp, chưa có dự kiến làm đường nối liền, còn ruộng lúa với ao cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong... đó là đường Galléni, nay là đường Trần Hưng Ðạo".
Nói đến Chợ Lớn, ai đến đây dù xa hay gần, cũng nghĩ tới hình ảnh của các khu, xưởng sản xuất thủ công nghiệp, hàng hóa đủ loại, nhộn nhịp cảnh buôn bán sầm uất. Cùng với đó là san sát các hàng quán, tiệm ăn mang phong vị người Hoa xưa cũng như nay...
2 comments:
Cám ơn vì bài viết rất hay
------------------------------------------------
Gà Đông Tảo giống
Web: http://sieuthigadongtao.com
Xem thêm Gà Đông tảo giống : Gà Đông Tảo giống
Xem them Gà Đông tảo giống : Ga dong tao giong
Cám ơn vì bài viết rất hay
------------------------------------------------
Gà đông tảo thuần chủng
Web: http://sieuthigadongtao.com
Xem thêm Gà Đông Tảo Thuần Chủng : Gà Đông Tảo Thuần Chủng
Xem them ga dong tao thuan chung : Ga Dong Tao Thuan Chung
Post a Comment