Tuy nhiên, cho đến sáng ngày Thứ Hai, 1 Tháng Mười 2012 thì bệnh trở nặng. Mười giờ sáng Thứ Hai, Linh Mục Cao Phương Kỷ đã làm các nghi thức cần thiết để ông trở thành một tín đồ Công Giáo theo ước nguyện trước sự chứng kiến của ông bà Bác Sĩ Trần Văn Cảo, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Trang, bà Lâm Thiên Hương, nhà văn Trần Phong Vũ.
Nhà văn Trần Phong Vũ, người kề cận, chăm sóc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong những ngày ở bệnh viện, đã vuốt mắt cho nhà thơ sau khi ông qua đời.
Người tù 27 năm
Ông Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nội. Ông có một người anh là sĩ quan cao cấp VNCH đang ở sống ở tiểu bang Virginia, hai người chị ở Việt Nam.
Ông bị tù cộng sản tổng cộng 27 năm qua nhiều nhà tù miền Bắc, đặc biệt là nhà tù nổi tiếng Cổng Trời, tỉnh Hà Giang.
Cuối năm 1960, một người bạn nhờ ông dạy thế hai giờ môn sử địa tại một trường trung học. Cuốn sách dùng làm tài liệu giảng dạy là “Cách mạng Tháng Tám 1945” do nhà xuất bản Sự Thật phát hành. Sách này xuyên tạc sự thật khi nói Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt là nhờ Liên Xô chiến thắng quân đội Nhật bản.
Tôn trọng sự thật, ông đã giảng cho học sinh biết là Thế chiến II chấm dứt nhờ Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử lên 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki buộc Nhật bản đầu hàng vô điều kiện.
Ông Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nội. Ông có một người anh là sĩ quan cao cấp VNCH đang ở sống ở tiểu bang Virginia, hai người chị ở Việt Nam.
Ông bị tù cộng sản tổng cộng 27 năm qua nhiều nhà tù miền Bắc, đặc biệt là nhà tù nổi tiếng Cổng Trời, tỉnh Hà Giang.
Cuối năm 1960, một người bạn nhờ ông dạy thế hai giờ môn sử địa tại một trường trung học. Cuốn sách dùng làm tài liệu giảng dạy là “Cách mạng Tháng Tám 1945” do nhà xuất bản Sự Thật phát hành. Sách này xuyên tạc sự thật khi nói Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt là nhờ Liên Xô chiến thắng quân đội Nhật bản.
Tôn trọng sự thật, ông đã giảng cho học sinh biết là Thế chiến II chấm dứt nhờ Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử lên 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki buộc Nhật bản đầu hàng vô điều kiện.
Ông bắt đầu làm thơ trong giai đoạn tù tội này lột tả cảnh tù tội và sự giả dối, tàn ác của Cộng sản.
Ra tù năm 1964 thì đến năm 1966 ông bị bắt lại vì những bài thơ chống chế độ thật độc đáo được nhiều người truyền nhau. Ông bị giam giữ không có án qua nhiều nhà tù từ Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai cho đến năm 1977 mới được thả.
Năm 1979 ông chạy vào Tòa Ðại Sứ Anh Quốc ở Hà Nội đưa tập thơ gồm 400 bài do ông nhớ lại những gì đã làm ở trong tù và xin tị nạn chính trị, viên chức tòa đại sứ chỉ nhận tập thơ để chuyển ra ngoại quốc và cho biết họ không giúp ông tỵ nạn chính trị được. Bước ra khỏi trụ sở Tòa Ðại Sứ Anh thì ông bị công an CSVN bắt giữ liền, đưa đi tù cho đến ngày 28/10/1991 mà cũng không có bản án gì.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (bên phải) gặp dịch giả Huỳnh Sanh Thông (bên trái) tại thành phố New Haven, Connecticut, hồi Tháng Tư 2005. (Hình: Quang Phu Van - Vietnam Literature Project)
Ông đã đem kinh nghiệm về chế độ Cộng Sản, kinh nghiệm tù đày trình bày với các cộng đồng người Việt khắp nơi từ Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc Châu. Tập thơ Hoa Ðịa Ngục đã được dịch ra Anh, Pháp, Ðức và Hòa Lan ngữ.
Sau khi đến Mỹ, năm 2001 ông cho xuất bản tập truyện Hỏa Lò. Tập truyện Hai Chuyện Tù được ông xuất bản năm 2008.
Ông Nguyễn Chí Thiện từng gặp cha Chính Vinh, cha Nguyễn Văn Lý trong nhà tù CSVN.
Nhân cách và cái chết của cha Chính Vinh tại nhà tù Cổng Trời (tỉnh Hà Giang) được nhiều người viết hồi ký kể lại trong đó có ông Kiều Duy Vĩnh. Ông Vĩnh là một trong rất ít người thoát chết trở về sau nhiều năm bị giam ở trại Cổng Trời, mới qua đời hồi Tháng Bảy vừa qua và cũng đã chịu các phép bí tích để trở thành tín đồ Công Giáo.
Những kỷ niệm cũng như nhân cách của cha Chính Vinh, Linh Mục Lý đã gây ấn tượng sâu sắc thúc đẩy nhà thơ Nguyễn Chí Thiện chọn đức tin Công Giáo và lấy tên thánh là Thomas More.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (Hình tư liệu Người Việt)
Tác giả Hoa Địa Ngục
Vào năm 1980, người ta thấy xuất hiện ở hải ngoại một tập thơ không có tên tác giả, xuất bản bởi “Ủy Ban Tranh Ðấu cho Tù Nhân Chính Trị tại Việt Nam”. Tập thơ mang tựa đề “Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực” mà tác giả là “Ngục sĩ” hay khuyết danh. Ít tuần lễ sau, tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong đưa ra một ấn bản cùng một nội dung nhưng với tựa đề “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam”.
Tựa đề tập thơ Hoa Ðịa Ngục có từ khi Yale Center for International & Area Studies ấn hành bản Anh ngữ Flowers From Hell do ông Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau người ta mới biết tác giả tập thơ là Nguyễn Chí Thiện.
Tập thơ thoát ra khỏi Việt Nam khi nhà thơ lén mang tới Tòa Ðại Sứ Anh tại Hà Nội và được Giáo Sư Patrick J. Honey thuộc đại học London sang Việt Nam Tháng Bảy năm 1979 và mang về. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:
“Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Ðó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.”
No comments:
Post a Comment