Sau năm 1975, để bảo vệ Trường Sa, các kỹ thuật viên hàng không Quân chủng Phòng không – Không quân đã nghiên cứu cải tiến vận tải cơ C-130 của Mỹ thành máy bay ném bom.
Không lâu sau ngày giải phóng, Quân chủng Phòng không – Không quân đã điều một số cán bộ ở Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật vào sân bay Tân Sơn Nhất để khai thác máy bay chiến lợi phẩm phục vụ cho công tác bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Năm 1976, Quân chủng Phòng không – Không quân yêu cầu các cán bộ Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật lên phương án cải tiến vận tải cơ C-130 thành máy bay ném bom để phục vụ bảo vệ Trường Sa.
Quân Mỹ cũng viện trợ một số lượng nhỏ C-130 cho Không quân VNCH. Sau giải phóng, quân ta thu được vài chiếc C-130 hoạt động tốt và dùng nó cho cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam.
Thực tế, máy bay C-130 theo phương án thiết kế có thể thả loại bom 7 tấn bằng dù. Tuy nhiên, “nếu dùng phương án thả bom bằng dù thì hệ thống radar dẫn đường ở mặt đất phải tốt, nếu bay trên vùng biển thì hệ thống radar này có sử dụng được không, hơn nữa bây giờ nó còn hoạt động không”, ông Huỳnh Tùng trao đổi với đồng đội Nguyễn Kim Khôi một trong những người cán bộ năm xưa tham gia công tác cải tiến C-130.
Về việc lắp kiện bom và thả bom, cán bộ kỹ thuật Việt Nam lợi dụng hệ thống con lăn trong khoang hàng. Trong khoang có 2 hệ thống con lăn, mỗi người có thể đẩy một kiện bom vào bên trong. Khi ném bom, máy bay đạt góc tấn cần thiết để bom tự trượt ra ngoài.
Trong quá trình giải quyết, các ông cũng gặp không ít khó khăn như việc làm sao để bom tự động trượt ra ngoài mà trọng tâm máy bay vẫn nằm trong giới hạn. Tuy nhiên, những kỹ sư Việt Nam đã có truyền thống không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ khó khăn nào.
Qua nhiều bước cải tiến của các kỹ sư Việt Nam, cuối năm 1976, Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức chuyến bay thử đầu tiên máy bay C-130 sau cải tiến. Khi ném bom, C-130 sẽ bay ở độ cao 4.000m, tốc độ 250km/h.
Hoàn tất mọi tính toán về phương án lắp bom, máy ngắm ném bom. Các kỹ sư Việt Nam những người thâm gia nghiên cứu cái tiến C-130 hồi ấy đã cùng viết phương án trình quân chủng phê duyệt. Được sự nhất trí từ Bộ tư lệnh Quân chủng, Trung đoàn 918 đưa một chiếc C-130 số hiệu 04 vào xưởng A41 để cải tiến.
Mục đích ban đầu của đề tài nghiên cứu cải tiến C-130 dùng để bảo vệ Trường Sa. Tuy nhiên, sang năm 1977, tình hình biên giới Tây Nam diễn biến hết sức phức tạp, Quân chủng quyết định chỉ đạo A41 cải tiến thêm chiếc C-130 số 02 thành biên đội 2 chiếc.
Và trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Biên giới Tây Nam 1979, biên đội C-130 đã nhiều lần cất cánh oanh tạc mục tiêu quân Khơme đỏ phá hủy nhiều xe tăng, pháo binh, kho tàng, sở chỉ huy địch, góp phần vào chiến thắng của quân đội ta đánh bại quân xâm lược, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng.
No comments:
Post a Comment