Vào chặng chót của chuyến công du Hoa Kỳ, bà Aung San Suu Kyi tuyên bố dân chủ là một quá trình tiến hóa. Khôi nguyên giải Nobel hòa bình đã trải qua 15 năm bị quản thúc tại gia trước khi được phóng thích năm 2010. Sau đó bà đã đắc cử vào Quốc Hội. Là một thần tượng tranh đấu cho dân chủ, nay bà nắm chiếc chỉa khóa mở cửa Miến Ðiện ra cho thế giới bên ngoài, cùng với Tổng thống Thein Sein. Hai người đã thực hiện chuyến thăm Hoa Kỳ vào một thời điểm trùng nhau.
Bà Aung San Suu Kyi nói chủ yếu bằng tiếng Miến Ðiện và ông Kyaw Dhy Yah đã đến nghe bà nói chuyện với nhiều ngàn người khác.
Ông Dhy Yah nói bà Aung San Suu Kyi là người lãnh đạo của cộng đồng Miến Ðiện. Ông đến đây để ủng hộ bà bởi vì bà đã tranh đấu cho dân chủ.
Chuyến thăm chớp nhoáng đã đưa nhà lập pháp Miến Ðiện đến trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, nơi bà nhận Huân chương Vàng của Quốc Hội, đã trao cho bà vào năm 2008. Ðó là một trong nhiều vinh dự mà bà nhận được sau khi được phóng thích khỏi tình trạng quản thúc tại gia trong nhiều năm. Bà đã gặp Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton, và đã đến thăm các cộng đồng Miến Ðiện ở Kentucky và Indiana, trong nhiều chặng dừng khác.
Ông Guragain nói vợ chồng ông kính trọng bà Aung San Suu Kyi vì bà đã đóng góp quá nhiều cho hòa bình và dân chủ. Vợ chồng ông xuất xứ từ Nepal, xứ của Phật và núi Everest, và đã đến đây để ủng hộ những gì bà Aung San Suu Kyi đã làm cho nhân loại.
Một người trong cử tọa đã theo dõi sự nghiệp của nhân vật tranh đấu cho dân chủ từ nhiều năm nay. Nhà làm phim tài liệu Howard Worth đã đạo diễn cho một cuốn phim có tên là “Douye,” có nghĩa là “Lý tưởng của chúng tôi,” hay “Quyền lợi của chúng tôi.” Cuốn phim này nhìn vào sự kiện việc làm của bà Aung San Suu Kyi đã khích lệ như thế nào cho nhiều người trên khắp thế giới.
Nhà làm phim Howard Worth nói rằng bà là trung tâm cảm xúc sâu xa cho rất nhiều người, những người mà ta không trông đợi.
Ông Naing cho rằng đó là một hành động thanh tẩy sắc tộc và ông muốn bà Aung San Suu Kyi lên tiếng và đem lại một giải pháp dài hạn cho khối người Rohingya thiểu số ở Miến Ðiện.
Bà Aung San Suu Ki được hỏi là nếu bà gặp Tổng thống Miến Ðiện ngày hôm nay, thì bà sẽ xử lý vấn đề người tỵ nạn ra sao. Nhà lãnh đạo đối lập nói đó là một câu hỏi giả dụ chứ không phải là một câu hỏi thực tế.
No comments:
Post a Comment