“Đồ sida đó thầy ơi! Em mặc toàn đồ sida không hà”
Năm 1997, Đàm Vĩnh Hưng lúc đó còn là Huỳnh Minh Hưng đến gặp tôi, xin học luyện thanh và ký xướng âm. Ấn tượng đầu tiên của tôi đối với anh chàng này là đôi mắt sáng, ánh lên sự khao khát được hát rất mãnh liệt, ngoài ra, không có gì đặc biệt. Tôi có thể nhận xét về Hưng vào thời điểm đó thế này: Giọng hát trên mức bình thường một chút, nhưng có “chất rất riêng”, nghe là biết “nó” hát liền. Ngoại hình thì khỏi nói, nhìn… không chịu nổi luôn: Gầy gò, có phần hơi tìều tụy, chẳng ra dáng gì của một nghệ sĩ nhưng được cái gương mặt lém lỉnh, thông minh.
Ca sĩ Hoài Nam, người thầy thanh nhạc của Mr Đàm.
Ngày ngày, Hưng đến lớp học bằng một chiếc xe chaly lùn tịt. Mỗi lần Hưng vào đến gần lớp, tôi đã biết vì tiếng máy xe rất ồn ào. Học trò của tôi, thời đó, nhiều em đã đi bằng những chiếc xe “xịn” như Dream, FX 125, Max II… giá khoảng 4 - 5 cây vàng, nhưng mỗi lần dẫn xe vào bãi, Hưng rất tự tin, không hề mặc cảm. Nhìn Hưng tôi thương lắm.
Sau này, Hưng dành dụm được chút ít tiền, "lên đời" bằng một chiếc Angle cũ. Hưng vẫn thường than với tôi xe này đi hao xăng. Tôi không biết Hưng đi đứng thế nào, chiếc xe bị quẹo cổ sang một bên, rất khó chạy. Nói thật, không ai dám mượn xe Hưng chạy, vì ngại… nguy hiểm. Vậy mà Hưng vẫn cứ để như thế mà chạy, chẳng thấy sửa, chắc là sợ tốn tiền trong lúc còn quá khó khăn.
Trong lớp học, Hưng là đứa học trò hay “thắc mắc” nhiều nhất, đôi lúc làm tôi rất bực mình. Mỗi ngày học chỉ khoảng 2 giờ, nhưng tôi thường bị cậu học trò này “giữ chân” thêm khoảng 30 phút nữa. Tôi hay nói đùa: “Em đòi hỏi nhiều quá!”. Học một thời gian, Hưng hát khá hơn rất nhiều, có thể hát lên những nốt có âm vực rất cao. Trong khi những bạn cùng lớp chưa ai đủ “trình độ” để hát “phiêu”, Hưng đã làm được điều đó, không khác gì một ca sĩ “lão luyện”. Nhưng thực sự, tôi vẫn không bao giờ tin rằng sẽ có một ngày Hưng sẽ là một ngôi sao"đình đám" của showbiz.
Thầy trò thân quen, thỉnh thoảng tôi cũng đến căn phòng trọ của Hưng thuê nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Phạm Văn Hai, thuộc quận Tân Bình, TP.HCM. Căn phòng ọp ẹp, nóng hầm hập chỉ chừng 9m2, có một gác lửng. Phía trên Hưng dùng để ngủ, nghỉ, bên dưới Hưng tận dụng mặt bằng để làm một tiệm hớt tóc bình dân, có hai cô nhân viên phụ việc. Mang tiếng là tiệm cho sang, chứ thực ra vật dụng sơ sài lắm, chỉ vài cái ghế, cái bàn. Vật dụng có giá trị nhất của “tiệm tóc” này chắc có lẽ là chiếc tivi cũ kỹ có từ từ... thời vua Bảo Đại, được Hưng đặt ngay vị trí trang trọng. Mỗi lần muốn mở tivi, Hưng phải toát mồ hôi, dùng một thanh gỗ nhỏ, “chọt chọt” vào một cái khe hẹp nằm ngay chỗ núm bật, cả buổi trời màn hình mới sáng lên được…
Trong lớp học, Hưng là đứa học trò hay “thắc mắc” nhiều nhất, đôi lúc làm tôi rất bực mình. Mỗi ngày học chỉ khoảng 2 giờ, nhưng tôi thường bị cậu học trò này “giữ chân” thêm khoảng 30 phút nữa. Tôi hay nói đùa: “Em đòi hỏi nhiều quá!”. Học một thời gian, Hưng hát khá hơn rất nhiều, có thể hát lên những nốt có âm vực rất cao. Trong khi những bạn cùng lớp chưa ai đủ “trình độ” để hát “phiêu”, Hưng đã làm được điều đó, không khác gì một ca sĩ “lão luyện”. Nhưng thực sự, tôi vẫn không bao giờ tin rằng sẽ có một ngày Hưng sẽ là một ngôi sao"đình đám" của showbiz.
Thầy trò thân quen, thỉnh thoảng tôi cũng đến căn phòng trọ của Hưng thuê nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Phạm Văn Hai, thuộc quận Tân Bình, TP.HCM. Căn phòng ọp ẹp, nóng hầm hập chỉ chừng 9m2, có một gác lửng. Phía trên Hưng dùng để ngủ, nghỉ, bên dưới Hưng tận dụng mặt bằng để làm một tiệm hớt tóc bình dân, có hai cô nhân viên phụ việc. Mang tiếng là tiệm cho sang, chứ thực ra vật dụng sơ sài lắm, chỉ vài cái ghế, cái bàn. Vật dụng có giá trị nhất của “tiệm tóc” này chắc có lẽ là chiếc tivi cũ kỹ có từ từ... thời vua Bảo Đại, được Hưng đặt ngay vị trí trang trọng. Mỗi lần muốn mở tivi, Hưng phải toát mồ hôi, dùng một thanh gỗ nhỏ, “chọt chọt” vào một cái khe hẹp nằm ngay chỗ núm bật, cả buổi trời màn hình mới sáng lên được…
Đàm Vĩnh Hưng luôn nhắc lại thuở hàn vi của những ngày còn học thầy Hoài Nam
Anh hay mời ca sĩ Hoài Nam hát cùng mình trong những liveshow do chính anh tổ chức.
Sau này, tôi, Hưng và một cậu học trò nữa, lập thành nhóm hát nam, đi hát ở các tụ điểm nhỏ tại TP.HCM như: Trống Đồng, 126… Nghề ca hát là một nơi cạnh tranh khốc liệt, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” diễn ra “thường ngày ở huyện”. Tính tôi không thích bon chen nên chưa bao giờ phản ứng. Nhiều lúc, 3 thầy trò đến điểm hát, bị ca sĩ ngôi sao giành hát trước, đành phải ngậm ngùi chấp nhận, dù trong lòng uất ức lắm. Ngôi sao họ cứ thỏa thích cái “tôi” của họ, còn chúng tôi có bị trễ giờ ở tụ điểm khác họ cũng mặc, “bọn bây ngồi đợi tao hát xong cái đã”. Đôi lúc 3 thầy trò phải hủy luôn show sau, vì một vài ngôi sao thời ấy.
Hưng còn nghèo quá, chưa có tiền bạc để mặc những bộ đồ hiệu đắt tiền, sang trọng trị giá hàng chục ngàn USD như bây giờ, toàn mặc những bộ đồ "sida", mua ngoài chợ, giá chỉ vài chục ngàn đồng. Tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh: Một lần tôi dẫn Hưng đi hát, Hưng mặc một bộ đồ vest xám dài đến tận chân, rộng thùng thình. Hưng ốm, nhỏ con, mặc bộ đồ này trông buồn cười lắm. Thấy tôi cứ nhìn chằm chằm, Hưng ghé tai tôi nói nhỏ: “Đồ sida đó thầy ơi! Em mặc toàn đồ sida không hà”. Tính Hưng là vậy đó, rất bình dị, thẳng thắn một cách rất chân thành.
Tuy nghèo nhưng Hưng không sống luồn cúi, nịnh nọt hay nhờ vả ai. Đặc biết nhất, là chỉ biết hát và hát, không hề đòi hỏi, quan tâm đến tiền cát-xê. Ai kêu hát, Hưng mừng lắm, rối rít lên, dù đám cưới, sinh nhật, sự kiện… nhiều khi cát-xê không đủ tiền đổ xăng, nhưng Hưng đều “chạy” một cách rất nhiệt tình. Dường như với Hưng, được hát là một hạnh phúc vậy.
"Em muốn hát chung chị Thanh Lam một bài, thầy giúp em"
Có một lần, Hưng chạy vào phòng tôi, nói gấp gáp: “Thầy ơi, có một chương trình sắp diễn ra ở Nhà văn hóa Thanh niên, thầy có cách nào gửi gắm cho em hát không thầy?”. Nhìn ánh mắt khao khát của Hưng, tôi không nỡ lòng nào từ chối, đành gật đầu. T. người biên tập cho chương trình đó cũng khá thân quen với tôi, tôi đã liên hệ nhờ giúp chuyện này. T. yêu cầu tôi dẫn Hưng đến gặp mặt. Không biết anh này nhìn Hưng thế nào, nhất quyết từ chối.
Nhưng khác với thân hình nhỏ bé, Hưng có một cá tính rất mạnh mẽ. Đến chiều tối hôm đó, Hưng vẫn mặc đồ đẹp, bước vào sau cánh gà sân khấu, cố gắng thuyết phục lần nữa, nhưng T. vẫn cương quyết từ chối. Nhìn vẻ mặt thất vọng, buồn rười rượi của Hưng, tôi rưng rưng nước mắt. Tôi thương cho cậu học trò của mình, trách mình bất lực, giận cả T… Vậy mà ngay hôm sau, Hưng xem như không có chuyện gì xảy ra và lại lao vào luyện tập. Dường như chính những chuyện “nhục nhã” thế này, đã hun đúc cho Hưng một nghị lực khủng khiếp. Tôi có cảm giác Hưng đang thề với chính mình: “Mai sau mọi người phải năn nỉ tôi hát” thì phải.
Năm 1998, Thanh Lam tổ chức liveshow đầu tiên mang tên “Em và tôi” tại nhà hát Hòa Bình, TP.HCM. Hưng mê giọng hát của Thanh Lam lắm. Biết tin, Hưng tự tin nói với tôi: “Em muốn hát chung chị Thanh Lam một bài, thầy giúp em…”. Tôi rất sửng sốt, không biết nói gì, vì lúc này Hưng chỉ là một ca sĩ “tép riu”, lại dám cả gan… đòi hát với một ngôi sao đẳng cấp như Thanh Lam! Thật không chịu nổi! Nhưng vì thương học trò, tôi vẫn đánh liều, tìm cách. Tôi gọi điện thoại cho MC của liveshow là chị Phương Thảo (đã mất – PV): “Em có thằng học trò, nó muốn hát với Thanh Lam…”. Chị Phương Thảo hứa với tôi là sẽ nói lại với Thanh Lam xem sao.
Thế là, đêm liveshow diễn ra, mọi người rất bất ngờ khi nghe MC Phương Thảo giới thiệu tiết mục Thanh Lam ngẫu hứng song ca cùng một khán giả “đặc biệt”. Hưng tiến nhanh lên sân khấu, MC Phương Thảo ngắn gọn: “Vị khán giả rất yêu thích giọng hát Thanh Lam đó, tên là Vĩnh Hưng!”. Khán giả vô cùng ngạc nhiên, không thể nào tưởng tượng anh chàng thanh niên nhỏ bé ấy chính là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sau này.
Lần đầu đứng trên một sân khấu lớn, được hát cùng thần tượng, Hưng như vỡ òa cảm xúc trong từng ca từ của ca khúc Bên em là biển rộng của nhạc sĩ Bảo Chấn. Ca khúc này do chính Hưng đề nghị với Thanh Lam. Ngay cả những ca sĩ có đẳng cấp cũng chưa chắc theo nổi cách hát phiêu, thăng hoa không theo một khuôn khổ nào của Thanh Lam, thế mà Hưng tỏ vẻ rất hòa hợp. Thanh Lam "phiêu", "thăng" tới đâu, Hưng cũng… tới đó! Thanh Lam hết sức bất ngờ trước vị khán giả "kỳ lạ" này. Khán giả vỗ tay rần rần. Đến lúc đó, tôi đã thực sự tin rằng, chẳng bao lâu nữa cậu học trò của mình sẽ trở thành ngôi sao sáng chói, hoàn toàn khác với suy nghĩ của tôi về Hưng trong những ngày đầu tiên.
Người đời nói: “Trái đất tròn, chúng ta có ngày vẫn còn gặp lại”, rất đúng. Bây giờ Hưng đã là một nam ca sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam, bất kỳ chương trình nào, nhà tổ chức cũng mong muốn treo tên của Hưng để bảo đảm doanh thu. Hưng được giới nghệ sĩ quý trọng không chỉ về tài năng mà còn về đạo đức, nhân cách. Không còn chuyện bị giành giờ, bị từ chối hát như thuở hàn vi nữa...
Tôi biết một ngôi sao trong thập niên 90, từng giành giờ với Hưng lúc cô chưa định cư ở hải ngoại, hiện đang về Việt Nam, nhờ Hưng làm album, phát hành và giới thiệu show hát. Riêng T., người từng dứt khoát không cho Hưng hát trong chương trình của mình mà tôi kể lúc nãy, chắc vẫn còn ngại chuyện cũ nên mỗi khi tổ chức chương trình đều nhờ tôi mời Hưng hát, chứ không dám mời trực tiếp. Được cái, Hưng rất rộng lượng, không bao giờ nhắc lại những “tủi nhục” mà người khác đã gây ra cho mình, và vui vẻ nhiệt tình hợp tác…
Đến giờ này, khi Hưng đã là ngôi sao lớn, bỏ xa tôi cả... 100 cây số, tôi còn nhận ra một điều đáng quý của Hưng, rất hiếm hoi ở một ngôi sao: Rất cầu tiến, ai góp ý chân thành, Hưng sẵn sàng tiếp thu, thậm chí còn nói lời cám ơn họ. Hưng muốn hoàn thiện mình, chứ không phải như nhiều ngôi sao khác, cứ giữ khư khư “cái tôi” của mình…
(Còn tiếp)
Sau này, tôi, Hưng và một cậu học trò nữa, lập thành nhóm hát nam, đi hát ở các tụ điểm nhỏ tại TP.HCM như: Trống Đồng, 126… Nghề ca hát là một nơi cạnh tranh khốc liệt, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” diễn ra “thường ngày ở huyện”. Tính tôi không thích bon chen nên chưa bao giờ phản ứng. Nhiều lúc, 3 thầy trò đến điểm hát, bị ca sĩ ngôi sao giành hát trước, đành phải ngậm ngùi chấp nhận, dù trong lòng uất ức lắm. Ngôi sao họ cứ thỏa thích cái “tôi” của họ, còn chúng tôi có bị trễ giờ ở tụ điểm khác họ cũng mặc, “bọn bây ngồi đợi tao hát xong cái đã”. Đôi lúc 3 thầy trò phải hủy luôn show sau, vì một vài ngôi sao thời ấy.
Hưng còn nghèo quá, chưa có tiền bạc để mặc những bộ đồ hiệu đắt tiền, sang trọng trị giá hàng chục ngàn USD như bây giờ, toàn mặc những bộ đồ "sida", mua ngoài chợ, giá chỉ vài chục ngàn đồng. Tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh: Một lần tôi dẫn Hưng đi hát, Hưng mặc một bộ đồ vest xám dài đến tận chân, rộng thùng thình. Hưng ốm, nhỏ con, mặc bộ đồ này trông buồn cười lắm. Thấy tôi cứ nhìn chằm chằm, Hưng ghé tai tôi nói nhỏ: “Đồ sida đó thầy ơi! Em mặc toàn đồ sida không hà”. Tính Hưng là vậy đó, rất bình dị, thẳng thắn một cách rất chân thành.
Tuy nghèo nhưng Hưng không sống luồn cúi, nịnh nọt hay nhờ vả ai. Đặc biết nhất, là chỉ biết hát và hát, không hề đòi hỏi, quan tâm đến tiền cát-xê. Ai kêu hát, Hưng mừng lắm, rối rít lên, dù đám cưới, sinh nhật, sự kiện… nhiều khi cát-xê không đủ tiền đổ xăng, nhưng Hưng đều “chạy” một cách rất nhiệt tình. Dường như với Hưng, được hát là một hạnh phúc vậy.
"Em muốn hát chung chị Thanh Lam một bài, thầy giúp em"
Có một lần, Hưng chạy vào phòng tôi, nói gấp gáp: “Thầy ơi, có một chương trình sắp diễn ra ở Nhà văn hóa Thanh niên, thầy có cách nào gửi gắm cho em hát không thầy?”. Nhìn ánh mắt khao khát của Hưng, tôi không nỡ lòng nào từ chối, đành gật đầu. T. người biên tập cho chương trình đó cũng khá thân quen với tôi, tôi đã liên hệ nhờ giúp chuyện này. T. yêu cầu tôi dẫn Hưng đến gặp mặt. Không biết anh này nhìn Hưng thế nào, nhất quyết từ chối.
Nhưng khác với thân hình nhỏ bé, Hưng có một cá tính rất mạnh mẽ. Đến chiều tối hôm đó, Hưng vẫn mặc đồ đẹp, bước vào sau cánh gà sân khấu, cố gắng thuyết phục lần nữa, nhưng T. vẫn cương quyết từ chối. Nhìn vẻ mặt thất vọng, buồn rười rượi của Hưng, tôi rưng rưng nước mắt. Tôi thương cho cậu học trò của mình, trách mình bất lực, giận cả T… Vậy mà ngay hôm sau, Hưng xem như không có chuyện gì xảy ra và lại lao vào luyện tập. Dường như chính những chuyện “nhục nhã” thế này, đã hun đúc cho Hưng một nghị lực khủng khiếp. Tôi có cảm giác Hưng đang thề với chính mình: “Mai sau mọi người phải năn nỉ tôi hát” thì phải.
Năm 1998, Thanh Lam tổ chức liveshow đầu tiên mang tên “Em và tôi” tại nhà hát Hòa Bình, TP.HCM. Hưng mê giọng hát của Thanh Lam lắm. Biết tin, Hưng tự tin nói với tôi: “Em muốn hát chung chị Thanh Lam một bài, thầy giúp em…”. Tôi rất sửng sốt, không biết nói gì, vì lúc này Hưng chỉ là một ca sĩ “tép riu”, lại dám cả gan… đòi hát với một ngôi sao đẳng cấp như Thanh Lam! Thật không chịu nổi! Nhưng vì thương học trò, tôi vẫn đánh liều, tìm cách. Tôi gọi điện thoại cho MC của liveshow là chị Phương Thảo (đã mất – PV): “Em có thằng học trò, nó muốn hát với Thanh Lam…”. Chị Phương Thảo hứa với tôi là sẽ nói lại với Thanh Lam xem sao.
Thế là, đêm liveshow diễn ra, mọi người rất bất ngờ khi nghe MC Phương Thảo giới thiệu tiết mục Thanh Lam ngẫu hứng song ca cùng một khán giả “đặc biệt”. Hưng tiến nhanh lên sân khấu, MC Phương Thảo ngắn gọn: “Vị khán giả rất yêu thích giọng hát Thanh Lam đó, tên là Vĩnh Hưng!”. Khán giả vô cùng ngạc nhiên, không thể nào tưởng tượng anh chàng thanh niên nhỏ bé ấy chính là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sau này.
Lần đầu đứng trên một sân khấu lớn, được hát cùng thần tượng, Hưng như vỡ òa cảm xúc trong từng ca từ của ca khúc Bên em là biển rộng của nhạc sĩ Bảo Chấn. Ca khúc này do chính Hưng đề nghị với Thanh Lam. Ngay cả những ca sĩ có đẳng cấp cũng chưa chắc theo nổi cách hát phiêu, thăng hoa không theo một khuôn khổ nào của Thanh Lam, thế mà Hưng tỏ vẻ rất hòa hợp. Thanh Lam "phiêu", "thăng" tới đâu, Hưng cũng… tới đó! Thanh Lam hết sức bất ngờ trước vị khán giả "kỳ lạ" này. Khán giả vỗ tay rần rần. Đến lúc đó, tôi đã thực sự tin rằng, chẳng bao lâu nữa cậu học trò của mình sẽ trở thành ngôi sao sáng chói, hoàn toàn khác với suy nghĩ của tôi về Hưng trong những ngày đầu tiên.
Ca sĩ Hoài Nam và học trò nổi tiếng của mình hát tình khúc Anh còn nợ em.
Người đời nói: “Trái đất tròn, chúng ta có ngày vẫn còn gặp lại”, rất đúng. Bây giờ Hưng đã là một nam ca sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam, bất kỳ chương trình nào, nhà tổ chức cũng mong muốn treo tên của Hưng để bảo đảm doanh thu. Hưng được giới nghệ sĩ quý trọng không chỉ về tài năng mà còn về đạo đức, nhân cách. Không còn chuyện bị giành giờ, bị từ chối hát như thuở hàn vi nữa...
Tôi biết một ngôi sao trong thập niên 90, từng giành giờ với Hưng lúc cô chưa định cư ở hải ngoại, hiện đang về Việt Nam, nhờ Hưng làm album, phát hành và giới thiệu show hát. Riêng T., người từng dứt khoát không cho Hưng hát trong chương trình của mình mà tôi kể lúc nãy, chắc vẫn còn ngại chuyện cũ nên mỗi khi tổ chức chương trình đều nhờ tôi mời Hưng hát, chứ không dám mời trực tiếp. Được cái, Hưng rất rộng lượng, không bao giờ nhắc lại những “tủi nhục” mà người khác đã gây ra cho mình, và vui vẻ nhiệt tình hợp tác…
Đến giờ này, khi Hưng đã là ngôi sao lớn, bỏ xa tôi cả... 100 cây số, tôi còn nhận ra một điều đáng quý của Hưng, rất hiếm hoi ở một ngôi sao: Rất cầu tiến, ai góp ý chân thành, Hưng sẵn sàng tiếp thu, thậm chí còn nói lời cám ơn họ. Hưng muốn hoàn thiện mình, chứ không phải như nhiều ngôi sao khác, cứ giữ khư khư “cái tôi” của mình…
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment