Sunday, August 12, 2012

Báo Trung Quốc: Việt Nam nhiều “SU” nhất Đông Nam Á

Bài bình luận và phân tích về tiềm lực quân sự của Việt Nam đăng trên tạp chí “Bình luận quân sự Hán Hòa” số tháng 8/2012 được đăng lại trên một số báo chí phương Tây khẳng định với hệ thống vũ khí và cách bố trí hiện nay cho thấy Việt Nam đang rất chú trọng đến khu vực Biển Đông.


“Với sự trợ giúp của Nga trong khoảng 5 năm trở lại đây, quân đội Việt Nam đã ra sức đẩy mạnh xây dựng hải quân, không quân và trọng điểm quốc phòng của nước này đã hoàn toàn dịch chuyển ra phía Biển Đông”, tờ Tạp chí “Bình luận quân sự Hán Hòa” mở đầu bài phân tích về tiềm lực và chiến lược quân sự của Việt Nam.

Cũng theo tạp chí này, sự thể hiện rõ nét nhất trong chiến lược quốc phòng của Việt Nam chính là hầu hết các loại vũ khí mới của Việt Nam đều được mua từ Nga, trong đó có không ít vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới như tiêm kích tầm xa SU-30 MKV, hệ thống tên lửa bờ đối hạm Yakhont, tàu chiến kiểu mới Gepard 3.9… và các loại vũ khí đều được bố trí ở khu vực Nam Trung Bộ. Cùng với việc hiện đại hóa hệ thống vũ khí, khí tài, Việt Nam còn tích cực xây dựng sân bay, căn cứ hải quân, tu bổ các căn cứ cũ…
Tạp chí này còn dành khá nhiều “đất” để ca ngợi 2 chiếc tàu hộ vệ tên lửa hiện đại Gepard 3.9 mà phía Nga vừa bàn giao cho Việt Nam đồng thời khẳng định sắp tới Việt Nam sẽ tiến hành tự đóng mới thêm vài chiếc tàu kiểu này ngay tại trong nước. “Gepard 3.9 là tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất của hải quân Việt Nam hiện nay với mức giãn nước lên tới 2.100 tấn, tốc độ tối đa có thể đạt tới 52 km/h, hành trình tác chiến tối đa 5.000 hải lý và được trang bị khoảng 16 quả tên lửa hạm đối hạm Uranus. Loại tên lửa này có tầm bắn tối đa 130 km, tốc độ cận âm (Mach 0,9), dẫn đường bằng radar pha chủ động”, tạp chí này viết. Theo kế hoạch sơ bộ, những chiếc Gepard 3.9 thuộc giai đoạn tiếp sẽ được trang bị tên lửa hạm đối hạm siêu âm, có tầm bắn trên 290 km. Điều này giúp lực lượng tên lửa hạm đối hạm của hải quân Việt Nam chiếm được ưu thế rất lớn về kĩ thuật trong khu vực.

Các chiến hạm Gepard 3.9 của Việt Nam mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.

Ngoài Gepard 3.9, tháng 8/2010 Việt Nam cũng đã tiếp nhận 4 xe phóng tên lửa bờ đối hạm Yakhont. Mỗi xe có 4 quả tên lửa cùng với đó là 2 giàn radar phòng vệ bờ biển có cự ly thám trắc lên tới 450 km, có khả năng theo dõi chủ động đồng thời 30 mục tiêu, theo dõi bị động 50 mục tiêu và xử lý đồng thời 200 mục tiêu. Tuy nhiên, đây chưa phải là những con số cuối cùng bởi có một số nguồn tin cho rằng Nga và Việt Nam đang thảo luận để xây dựng thêm một tiểu đoàn tên lửa bờ đối hạm Yakhont ở khu vực phía Nam. Sự tăng cường mạnh mẽ lực lượng tên lửa phòng vệ này cho thấy Biển Đông chính là khu vực được Việt Nam ưu tiên hàng đầu. Đáng chú ý, hầu hết các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều nằm cách bờ biển chưa đến 300km trong khi Yakhont có tầm bắn trên 300km.

Không chỉ mạnh tay trong việc củng cố năng lực hải quân, Việt Nam còn là quốc gia đang sở hữu đội ngũ tiêm kích chiến đấu tiên tiến của Nga lớn nhất Đông Nam Á. Ước tính hiện nay Việt Nam có khoảng 24 máy bay chiến đấu đa năng SU-30 MKV/MK2 và 12 chiếc SU-27 SK. Tầm bay tác chiến của các dòng SU này đều có thể bao phủ toàn bộ các quần đảo mà Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền.


SU-30MKV của không quân Việt Nam có tầm tác chiến bao phủ toàn bộ Biển Đông góp phần giữ vững chủ quyền đất nước.

Không chỉ “điểm danh” khá đầy đủ số vũ khí hiện đại của Việt Nam, Tạp chí “Bình luận quân sự Hán Hòa”còn cho thấy họ biết khá nhiều khi tiết lộ “sư đoàn 370 là lực lượng tinh nhuệ nhất của không quân Việt Nam” và những chiếc SU-30 MKV của sư đoàn này đang được bố trí ở căn cứ Biên Hòa. Cùng với sư đoàn 370, đội ngũ SU-27 SK của Việt Nam hiện đang thuộc biên chế của sư sư đoàn 372 đóng ở Phù Cát – Bình Định và những dấu hiệu mới nhất cho thấy sư đoàn này cũng đang bắt đầu được trang bị SU-30 MKV.

Việc bố trí hầu hết cơ số SU-27 và SU-30 tại các tỉnh miền Nam càng cho thấy sự ưu tiên và mối quan tâm của Việt Nam trong kế hoạch bảo vệ chủ quyền biển đảo bởi tầm tác chiến của các loại tiêm kích này bao phủ hoàn toàn khu vực biển Đông.


Hồi tháng 5/2012, tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport và công ty Sukhoi của Nga đã bàn giao cho Việt Nam 3 máy bay chiến đấu đa năng SU-30MK2. Các nguồn tin cũng cho biết thêm, Hiệp hội sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur đang tiếp tục lắp ráp chiếc Su-30MK2 cuối cùng trong hợp đồng mua 12 máy bay cùng loại mà Việt Nam đã ký kết trong năm 2010.

Hợp đồng đầu tiên cung cấp cho Việt Nam 8 máy bay Su-30MK2 có tổng trị giá khoảng 400 triệu USD, hợp đồng thứ hai, cung cấp thêm 12 máy bay Su-30MK2. Theo thông tin không chính thức, giá trị hợp đồng này trị giá tới 1 tỷ USD. Cả hai hợp đồng cũng bao gồm cả việc cung cấp thiết bị, vũ khí và phụ tùng cho các máy bay. Trước đó đã có thông tin rằng, trong tương lai Việt Nam có thể mua thêm 24 chiến đấu cơ SU-30MK2 nữa để tiếp tục củng cố tiềm lực không quân của mình.

“Ngoài số phi cơ hiện đại nói trên, các trung đoàn không quân 921, 927, 923 và 930 đang đóng quân tại miền Bắc vẫn chủ yếu được trang bị các loại máy bay kiểu cũ như Mig – 21 và SU – 22M4”, tờ tạp chí này cho biết thêm.

No comments:

Post a Comment