Để hiện thực hóa chiến lược “Tái cân bằng quân sự” mà Tổng thống Barack Obama vừa công bố hồi tháng 1/2012, một lực lượng quân đội Mỹ hùng hậu đang được huấn luyện, chuẩn bị điều động đến khu vực Thái Bình Dương. Theo kế hoạch, đến năm 2020, hơn 60% lực lượng Hải quân Mỹ sẽ tập trung về khu vực này.
Vì sao Mỹ “chợt nhớ ra” Thái Bình Dương?
Chiến tranh lạnh đã kết thúc, những cuộc trường chinh ở nước ngoài mà Mỹ phát động kể từ năm 2003 đến nay như Iraq, Afghanistan cũng đã nguội dần hoặc lâm vào thế sa lầy và “bài học Việt Nam” đã dạy cho Hoa Kỳ biết rằng họ cần phải nhanh chóng rút chân ra nếu không muốn nhận thấy một thất bại cay đắng. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là lý do chính yếu.
Như ông Ashton B.Carter – Thứ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ có lần tiết lộ, sở dĩ nước Mỹ đột ngột chuyển trọng tâm từ Trung Đông về châu Á – Thái Bình Dương là do họ “chợt nhớ ra” rằng trong vài thập kỷ qua, tận dụng hòa bình, các nước châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore và đặc biệt là Trung Quốc đã trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Khi Trung Quốc trỗi dậy, quốc gia này ngay lập tức thể hiện tham vọng bá chủ toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực kinh tế phát triển nhanh và năng động nhất thế giới. Trong tình thế này, Mỹ hiểu rằng nếu không nhanh chân có thể họ sẽ “mất phần”.
Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Lầu Năm Góc sẽ điều thêm 1 tàu sân bay đến TBD
|
Vội vã “trở về”
Với chiến lược “Tái cân bằng quân sự”, Mỹ đã lên kế hoạch đưa các đơn vị quân đội tinh nhuệ và hiện đại nhất của mình về Thái Bình Dương.
Về Hải quân:
Kế hoạch của Lầu Năm Góc cho biết, đến khoảng năm 2020, hơn 60% tài sản và lực lượng của hải quân Mỹ sẽ chuyển về Thái Bình Dương trong đó không thể thiếu những “con át chủ bài” như tàu sân bay, tình báo, giám sát và do thám (ISR)…
7 tàu khu trục (trong đó có 3 tàu Zumwalt) cũng đang trên đường đến Thái Bình Dương. (Ảnh minh họa)
|
Tháng 1/2012, Mỹ đã điều chuyển một máy bay trinh sát EP-3 của Bộ chỉ huy trung tâm (CENTCOM) cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM); tái triển khai 2 máy bay không người lái từ Afghanistan, một số máy bay trinh sát điện tử, máy bay tuần tiễu biển P-3C… Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Lầu Năm Góc sẽ điều thêm: 1 tàu sân bay, 7 tàu khu trục (trong đó có 3 tàu Zumwalt), 10 tàu tác chiến ven bờ và 2 tàu ngầm. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ điều động một số tàu đổ bộ và tàu khu trục nữa đến khu vực này sau khi bổ sung lực lượng cho khu vực châu Phi, châu Âu và Nam Mỹ.
Về Không quân:
Nhằm tăng cường sức mạnh và “ra oai”, Lầu Năm Góc đã quyết định đưa dòng máy bay ném bom chiến lược B-1 đến Thái Bình Dương cùng với đàn anh của nó là những chiếc “pháo đài bay trên không” B-52. Chính thức được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1986, B-1 là mẫu máy bay ném bom được Mỹ kỳ vọng để thay thế cho B-52 nên nó có sức mạnh khá đáng sợ, điển hình là khả năng mang số lượng bom và tên lửa nhiều gấp đôi so với B-52.
Không chỉ có B-1, Mỹ đã lên kế hoạch điều chuyển một số máy bay từ chiến trường Afghanistan về châu Á – TBD như MQ-1 Reaper, máy bay trinh sát U-2 và Global Hawk, chuyển các tài sản PED (khai thác và phổ biến) của Hệ thống phân phối chung mặt đất hiện đang thuộc biên chế của USCENTCOM cũng như các phương tiện chiến tranh mạng, chiến tranh vũ trụ…
Về lính thủy đánh bộ và lục quân:
Mỹ sẽ tiếp tục duy trì và gia tăng số lượng lính thủy đánh bộ và lục quân của mình ở các căn cứ đặt tại châu Á – TBD. Bên cạnh khu vực truyền thống là Đông Bắc Á, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.
Máy bay ném bom chiến lược B-1 với khả năng mang số bom và tên lửa nhiều gấp đôi B-52.
|
Hiện nay, Mỹ đang đầu tư xây dựng đảo Guam thành một trung tâm chiến lược phục vụ cho khu vực Tây Thái Bình Dương, điều động lính thủy đánh bộ và máy bay ném bom đến căn cứ không quân Andersen, đầu tư xây dựng cơ sở hải quân ở cảng Apra… Bên cạnh đó, Mỹ cũng vừa cho triển khai một lữ đoàn máy bay chiến đấu F-12 tại căn cứ không quân Kadena thuộc đảo Okinawa của Nhật Bản. Đây cũng là căn cứ không quân nước ngoài đầu tiên sẽ được trang bị dòng chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5, F-35 của Mỹ.
Một số nguồn tin từ Bộ quốc phòng Mỹ còn cho biết, hải quân nước này đang đầu tư sản xuất loại tàu ngầm lớp Virginia với khả năng mỗi chiếc có thể mang tới 40 tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp, duy trì sức mạnh dưới biển bằng cách cải tiến chiến tranh chống tàu ngầm trong đó chú trọng cải tiến Virginia, máy bay tuần tiễu biển P-8A và máy bay trực thăng MH-60, triển khai Hệ thống cảm biến biển khu vực rộng (BAMS) vào năm 2016 để mở rộng tầm và khả năng ISR trong khu vực Thái Bình Dương.
No comments:
Post a Comment