Thần điêu đại hiệp – hình tượng một anh hùng
Có lẽ tất cả khán giả yêu phim kiếm hiệp đều nhận ra rằng đa số tác phẩm mà mình từng xem đều được chuyển thể từ truyện của Kim Dung. Với óc sáng tạo phi thường và học thức sâu rộng, nhà văn Trung Quốc đã đưa người xem đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác; khiến thế giới võ thuật từ mơ hồ trở nên chân thực và rõ nét.
Trong số hơn 15 tiểu thuyết võ hiệp kinh điển của ông, số lượng nhân vật nam chính lên tới con số 19 nhưng những anh hùng được tác giả ưng ý nhất lại không quá 9. Trong đó, Dương Quá trong bộ Thần điêu hiệp lữ được xếp thứ 9 – một thứ hạng cao hơn cả Đông tà Hoàng Dược Sư và Lão ngoan đồng Chu Bá Thông.
Tạo hình của Huỳnh Hiểu Minh trong phiên bản năm 2006
So sánh với những bạn bè đồng trang lứa, Dương Quá sớm chín chắn bởi
trong suốt 16 năm ròng, chàng một mình trưởng thành theo bản năng. Chính
vì vậy mà Dương Quá không thích ứng được với cuộc sống tập thể. Võ công
của chàng tiến bộ rất nhanh nhưng nội tâm thì gần như tĩnh lặng, vô
cảm. Tuy nhiên, cũng chính nhờ khoảng thời gian biệt lập này mà Dương
Quá chẳng hề tò mò trước thế giới bên ngoài, cam tâm tình nguyện ở bên
Tiểu Long Nữ trong cổ mộ.
Dương Quá dưới sự thể hiện của Lưu Đức Hoa (năm 1983) và Nhậm Huyền Tề (năm 1988)
Trên màn ảnh Hoa ngữ từng 11 lần xuất hiện hình tượng nhân vật Dương
Quá. Trong đó có hai phiên bản điện ảnh vào năm 1982 và 1983, một phiên
bản phim hoạt hình năm 2003 và 8 phiên bản truyền hình vào các năm 1960,
1976, 1983,1984, 1995, hai bộ năm 1998 và gần đây nhất là năm 2006.
Những vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc nhất với khán giả do Lưu Đức Hoa,
Cổ Thiên Lạc, Lý Minh Thuận và Huỳnh Hiểu Minh đảm nhiệm.
Lý Minh Thuận trong bản Thần điêu đại hiệp của Singapore năm 1998
Đây đều là các sao nam nổi tiếng trong làng giải trí Hoa ngữ, sở hữu
gương mặt nam tính lãng tử và phong thái diễn xuất giàu cảm xúc. Tạo
hình của Cổ Thiên Lạc và Huỳnh Hiểu Minh luôn được đưa ra bình phẩm và
so sánh nhiều nhất. Cổ Thiên Lạc thời điểm năm 1995 điển trai tuyệt đỉnh
với làn da trắng, đôi mày rậm và nụ cười má lúm. Còn ở phiên bản năm
2006, Huỳnh Hiểu Minh xuất hiện làn da bánh mật, đôi mắt sáng với cái
nhìn hút hồn người đối diện. Cả hai nhân vật này đều có chung kiểu tóc
phong trần điểm bạc – khác hẳn với hình tượng của Nhậm Huyền Tề hay thư
sinh bẽn lẽn Lưu Đức Hoa.Gã đào hoa nhưng si tình và chung thủy
Dương Quá được nhiều cô nương "phải lòng" nhưng vẫn chung tình với Tiểu Long Nữ
Với tính cách thẳng thắn, can đảm và đặc biệt là phong thái lãng tử
nên Dương Quá dễ dàng cuốn hút nhiều cô nương: Lục Vô Song (đệ tử của Lý
Mạc Sầu), Trình Anh (đệ tử của Hoàng Dược Sư), Công Tôn Lục Ngạn (con
gái Công Tôn Chỉ), Quách Phù và Quách Tương (con gái của Quách Tĩnh,
Hoàng Dung).Tuy nhiên, tình cảm của chàng lại chỉ dành duy nhất cho Cô Cô. Vì đi ngược đạo lý – đồ đệ yêu sư phụ nên mối tình này đã phải gánh chịu sự kỳ thị của giang hồ. Điều đáng ngưỡng mộ nhất là Dương Quá không những không bị ảnh hưởng mà còn thẳng thắn thừa nhận tình yêu ấy, dũng cảm theo đuổi và quyết tâm lấy nàng làm vợ dù ai có nói gì chăng nữa. Khi Tiểu Long Nữ ra đi thì Dương Qua cũng đi khắp chân trời góc biển tìm kiếm nàng.
Chuyện tình trái ngược đạo lý được Kim Dung miêu tả đầy cảm xúc
Để xây dựng hình mẫu anh hùng vệ quốc theo phong cách Trung Hoa, Kim
Dung đã đưa chàng trai yêu nước Dương Quá xuất hiện trong cuốc kháng
chiến chống quân Mông Cổ. Bên cạnh đó, nhà văn còn để bản sắc anh hùng
của nhân vật này thể hiện trong tình yêu sâu sắc. Dù biết Tiểu Long Nữ
đã thất tiết với Doãn Chí Bình nhưng Dương Quá vẫn yêu thương nàng hết
mình. Quan điểm của chàng đã chiến thắng mọi rào cản luân lý mang nặng
màu sắc Nho giáo – đôi khi là phi nhân tính trong xã hội Trung Quốc cổ
xưa. Đây có lẽ mới chính là bản sắc thực sự của một vị anh hùng tướng
mạo, tâm tài toàn vẹn.
No comments:
Post a Comment