Tuesday, July 17, 2012

‘Dòng sông vàng kiều hối' đang cạn dần

Từ 1.75 tỉ đô la hồi năm 2001 vọt lên 9 tỉ đô năm 2011, “dòng sông vàng” của người Việt hải ngoại ở trên 100 quốc gia khắp thế giới gửi về Việt Nam đang có nguy cơ suy cạn.

Tiền của người Việt ở hải ngoại gửi về Việt Nam đang giảm mạnh. (Hình: VietNamNet)

Nhà nước Cộng Sản Việt Nam gọi khoản tiền “từ trên trời rơi xuống” này là “kiều hối,” là “dòng sông vàng tuôn chảy”... vì giúp bù đắp 92% khoản thâm hụt cán cân thương mại của họ.   Theo báo mạng VietNamNet, “kiều hối” gửi về Việt Nam sáu tháng đầu năm 2012 tại Sài Gòn giảm 23% so với cùng giai đoạn của năm 2011, tức giảm đến 500 triệu đô la và chỉ đạt 1.9 tỉ đôla.
Tài liệu trích dẫn thống kê của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tại Sài Gòn nói rằng “kiều hối” gửi về riêng tại Sài Gòn hồi năm 2011 lên tới 5 tỉ đôla trên tổng số 9 tỉ, chiếm tỉ lệ 55%. Một tài liệu khác cũng nói, “kiều hối” được gửi về từ Hoa Kỳ chiếm hơn một nửa.   Một nguồn tin khác từ báo USA Today thì cho rằng tiền kiều hối được gửi về Việt Nam nhằm các mục đích: Mua bất động sản; kinh doanh kiếm lời; trợ giúp thân nhân còn kẹt lại Việt Nam.   Trong khi đó theo Ngân Hàng Thế Giới (World Bank - WB), “kiều hối” của người Việt ở hải ngoại gửi về Việt Nam tăng dần hàng năm.

Từ năm 1999 xấp xỉ 1 tỉ đô, con số này tăng dần đều và lên đến 9 tỉ đô trong năm 2011, đưa Việt Nam vào danh sách “top” 16 các quốc gia nhận “kiều hối” cao nhất thế giới.   Có thể nói, ngân khoản 9 tỉ đô la “kiều hối” của năm 2011 tương đương 7.4% tổng sản lượng quốc dân (GDP) của Việt Nam, vượt cả vốn FDI, ODA mà Việt Nam vay được của thế giới một cách chật vật, khó khăn. Dư luận còn cho rằng với “kiều hối” đổ về, nhà nước Cộng Sản Việt Nam có thêm nguồn ngoại tệ ổn định; tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia; giảm thâm hụt ngân sách và thâm thủng cán cân thương mại trên trường quốc tế...

Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại gọi lượng “kiều hối” đổ về Việt Nam trong năm 2011 là “mùa thu hoạch vàng,” giúp Việt Nam tiếp tục giữ vị trí một trong 16 quốc gia nhận “kiều hối” nhiều nhất thế giới.   Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam khoe đã tìm mọi cách “phát triển mạng lưới nhận tiền ở hải ngoại gửi về,” đôi khi chỉ cần 5 phút để thực hiện một thương vụ chuyển ngân. Khách hàng của Vietin Bank ở Việt Nam còn có thể gửi và nhận tiền “24 tiếng đồng hồ trong ngày và 7 ngày trong tuần”.   Tài liệu do bà giám đốc điều hành Western Union khu vực Châu Á-Thái Bình Dương công bố còn cho biết hiện có trên 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại, trong đó có chừng 400,000 “lao động xuất khẩu” đang sinh sống ở 101 quốc gia khắp thế giới. Theo bà, lực lượng này đã chuyển về Việt Nam số “kiều hối” tăng dần hàng năm.
VietNam Net còn trích dẫn nhận định của Bộ Lao Ðộng-Xã Hội Việt Nam xác nhận rằng các “thị trường kiều hối truyền thống” của Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ðức và Úc Ðại Lợi. Còn số thị trường mới “khơi nguồn” từ năm 2005 trở lại đây gồm Ðài Loan, Nhật, Nam Hàn, Malaysia...


Công nhân Việt Nam “lao động xuất khẩu” bị trả về nước nhiều hơn số được tuyển mộ. (Hình: VietNamNet)

Ðối với loại thị trường mới “khơi nguồn” thì “kiều hối” được chuyển về nông thôn phần lớn. Báo mạng 'Baomoi.com' trích tài liệu của ủy ban giám sát tài chính của nhà nước Việt Nam xác nhận có đến 52% lượng “kiều hối” được đổ vào bất động sản.   Tuy nhiên, theo VietNam Net, giờ đây “dòng sông vàng” đang có dấu hiệu suy thoái rõ rệt qua việc sụt giảm nguồn thu được ghi nhận tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.   Cũng theo VietNamNet, sự sụt giảm này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Sự trì trệ của khu vực bất động sản; kinh tế Việt Nam bất ổn; chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước và, một số quốc gia Ðông Nam Á hạn chế thu nhận công nhân “xuất khẩu lao động”...

No comments:

Post a Comment