Sau các tác phẩm làm tan nát lòng người như Thần điêu hiệp lữ, Thiên long bát bộ….thì Tiếu ngạo giang hồ là tiểu thuyết tương đối ít bi thương. Cuộc chiến giữa các thế lực thành kiến chính tà cũng như tham vọng thống nhất giang hồ của võ lâm dường như đã được hóa giải và bắt đầu tươi sáng hơn.
Bên cạnh đó, cũng trong tác phẩm này, Kim Dung đã không giới thiệu rõ bối cảnh niên đại cụ thể với mục đích để các nhân vật, đặc biệt là vị anh hùng trung tâm của câu chuyện – Lệnh Hồ Xung có thể tùy ý bộc lộ cá tính thông qua hành vi cũng như phát ngôn. Điều này cho thấy tư tưởng đổi mới, không phục tùng quan niệm truyền thống của nhà văn Trung Quốc là hết sức mạnh mẽ.
Phác họa về nhân vật Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ
Lệnh Hồ Xung được đánh giá là cái tên anh hùng hay nhất trong các nhân vật chính của Kim Dung. Họ Lệnh Hồ hiếm thấy còn chữ Xung được ghép từ bộ Nhị và âm Trung, tạo nên cái tên thứ hai của chàng là Phong Nhị Trung.
Về tính cách của Lệnh Hồ Xung có thể miêu tả bằng những cụm từ: ngay thẳng, chân thực, hay giúp đỡ người. Mặc dù rất mê rượu và khá ngang tàn nhưng Lệnh Hồ Xung không bao giờ biết đến nịnh bợ hay hám danh hám lợi. Con người chàng lãng mạn và thích giao thiệp rộng rãi, được nhiều người quý mến. nể trọng.
Châu Nhuận Phát trong vai Lệnh Hồ Xung - phiên bản năm 1984 (ảnh trên) và Mã Cảnh Đào trong phiên bản năm 2000)
Khác với thói quen miêu tả trực tiếp trong các tiểu thuyết trước đó, ở Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung đã sử dụng thủ pháp gián tiếp giới thiệu nhân vật chính thông qua lời kể của các nhân vật phụ. Chính sự “có mặt trong vắng mặt” này đã càng làm tăng thêm sự tò mò và hiếu kỳ cho người đọc vềLệnh Hồ Xung.
Đầu tiên, người ta ngỡ rằng Lệnh Hồ Xung là một tên bợm nhậu, là kẻ mất nết hay giao du với tên dâm tặc Điền Bá Quang, là người đã giết đệ tử phái Thanh Thành… Tuy nhiên, chỉ từ lúc tiểu ni xinh đẹp Nghi Lâm xuất hiện thì chân dung gã tửu đồ lãng tử đó mới bắt đầu hiện rõ nét là một người anh hùng trượng nghĩa, thông minh.
Lữ Tụng Hiền trong phiên bản năm 1996 (ảnh trên) và tạo hình của Nhậm Huyền Tề năm 2000
Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2012), Tiếu ngạo giang hồ đã 12 lần được chuyển thể thành phim với 4 phiên bản điện ảnh và 8 phiên bản truyền hình. Mỗi lần tác phẩm mới ra mắt thì nhân vật chính Lệnh Hồ Xung luôn được khán giả quan tâm và chú ý hơn cả. Từ hình tượng do Châu Nhuận Phát thể hiện cho tới phiên bản năm 1996 do Lữ Tụng Hiền thủ vai hay gần đây nhất là Hoắc Kiến Hoa đảm nhiệm…sự liên tưởng của các đạo diễn về gã tửu đồ lãng tử này ngày càng thể hiện độc đáo và táo bạo hơn.
Vai diễn do Lý Á Bằng đảm nhiệm năm 2001 để lại ấn tượng khó phai trong lòng khán giả...
... và phiên bản gần đây nhất do Hoắc Kiến Hoa thủ vai
Tuy nhiên, cũng có lẽ giống như lời nam diễn viên Lý Á Bằng – diễn viên chính trong phiên bản năm 2001 thì: “Lệnh Hồ Xung từ lâu đã là anh hùng trong trái tim mọi người. Hình tượng của anh ấy đã quá rõ ràng đến độ chẳng có cách nào có thể diễn xuất được. Mỗi người lại có một hình dung khác nhau về Lệnh Hồ Xung nên việc fan hâm mộ của Kim Dung lên tiếng phản đối, chê bai các nam diễn viên thủ vai này là điều hoàn toàn dễ hiểu và đáng thông cảm”.
Hai đoạn tình của Lệnh Hồ Xung
Lệnh Hồ Xung thất bại trong mối tình đầu với Nhạc Linh San...
Lệnh Hồ Xung từ nhỏ đã mồ côi và năm 12 tuổi bắt đầu gia nhập môn phái Hoa Sơn. Chàng tôn sư phụ Nhạc Bất Quần như cha, tôn sư nương Ninh Trung Tắc như mẹ. Lớn lên cùng tiểu sư muội, Lệnh Hồ Xung đã đem lòng yêu Nhạc Linh San.và mơ được cùng sánh đôi với nàng. Tuy nhiên, Nhạc Linh San đã phụ rẫy Lệnh Hồ Xung để đi theo Lâm Bình Chi, khiến chàng thất tình, chán nản vô bờ. Mặc dù vậy, gã si tình vẫn cam tâm nhận tiếng xấu là ăn trộm Tịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm mà không chút oán than.
...nhưng đã "lọt vào mắt xanh" của Thánh cô xinh đẹp Nhậm Doanh Doanh
Trái ngược với tình cảm dành cho Nhạc Linh San, Lệnh Hồ Xung bắt đầu quan hệ với Nhậm Doanh Doanh ở thế bị động (ban đầu chàng thậm chí còn lầm tưởng Thánh cô là tiền bối cao tuổi nên gọi nàng là bà bà). Khác với tiểu sư muội, Nhậm Doanh Doanh không chỉ cứu giúp Lệnh Hồ Xung trong lúc nguy kịch mà còn gián tiếp đưa chàng đến một chỗ đứng vẻ vang trong giang hồ - được bàng môn tả đạo coi là đại hanh hùng, hai lần được mời gia nhập thần giáo…
Qua khó khăn thử thách, họ đã đến được với nhau bằng sự đồng cảm như một tri kỷ
Tuy nhiên điều đáng tiếc duy nhất là dường như Lệnh Hồ Xung chưa thực sự yêu hết mình Nhậm Doanh Doanh. Chàng trước sau chỉ nghĩ đến tiểu sư muội và tình cảm đối với Thánh cô là ơn nghĩa, cảm kích nhiều hơn sự rung động.
Để cắt đứt đoạn tình cũ, Kim Dung đã để Nhạc Linh San chết dưới tay người chồng nhẫn tâm Lâm Chí Bình. Trước khi qua đời, tiểu sư muội còn cầu xin Lệnh Hồ Xung bảo vệ Lâm Bình Chi (lúc này đã bị mù và trơ trọi một mình).
Từ đây, Lệnh Hồ Xung mới yên dạ kết hôn với Nhậm Doanh Doanh, nhận chức trưởng môn phái Hằng Sơn cai trị một bầy ni cô và phụ nữ tục gia. Sau này hai người giảng hòa với các môn phái, đem lại hòa bình võ lâm, truyền chức giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo cho Hướng Vấn Thiên rồi cùng nhau ngao du thiên hạ, ngày ngày tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ.
Bên cạnh đó, cũng trong tác phẩm này, Kim Dung đã không giới thiệu rõ bối cảnh niên đại cụ thể với mục đích để các nhân vật, đặc biệt là vị anh hùng trung tâm của câu chuyện – Lệnh Hồ Xung có thể tùy ý bộc lộ cá tính thông qua hành vi cũng như phát ngôn. Điều này cho thấy tư tưởng đổi mới, không phục tùng quan niệm truyền thống của nhà văn Trung Quốc là hết sức mạnh mẽ.
Phác họa về nhân vật Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ
Lệnh Hồ Xung được đánh giá là cái tên anh hùng hay nhất trong các nhân vật chính của Kim Dung. Họ Lệnh Hồ hiếm thấy còn chữ Xung được ghép từ bộ Nhị và âm Trung, tạo nên cái tên thứ hai của chàng là Phong Nhị Trung.
Về tính cách của Lệnh Hồ Xung có thể miêu tả bằng những cụm từ: ngay thẳng, chân thực, hay giúp đỡ người. Mặc dù rất mê rượu và khá ngang tàn nhưng Lệnh Hồ Xung không bao giờ biết đến nịnh bợ hay hám danh hám lợi. Con người chàng lãng mạn và thích giao thiệp rộng rãi, được nhiều người quý mến. nể trọng.
Châu Nhuận Phát trong vai Lệnh Hồ Xung - phiên bản năm 1984 (ảnh trên) và Mã Cảnh Đào trong phiên bản năm 2000)
Khác với thói quen miêu tả trực tiếp trong các tiểu thuyết trước đó, ở Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung đã sử dụng thủ pháp gián tiếp giới thiệu nhân vật chính thông qua lời kể của các nhân vật phụ. Chính sự “có mặt trong vắng mặt” này đã càng làm tăng thêm sự tò mò và hiếu kỳ cho người đọc vềLệnh Hồ Xung.
Đầu tiên, người ta ngỡ rằng Lệnh Hồ Xung là một tên bợm nhậu, là kẻ mất nết hay giao du với tên dâm tặc Điền Bá Quang, là người đã giết đệ tử phái Thanh Thành… Tuy nhiên, chỉ từ lúc tiểu ni xinh đẹp Nghi Lâm xuất hiện thì chân dung gã tửu đồ lãng tử đó mới bắt đầu hiện rõ nét là một người anh hùng trượng nghĩa, thông minh.
Lữ Tụng Hiền trong phiên bản năm 1996 (ảnh trên) và tạo hình của Nhậm Huyền Tề năm 2000
Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2012), Tiếu ngạo giang hồ đã 12 lần được chuyển thể thành phim với 4 phiên bản điện ảnh và 8 phiên bản truyền hình. Mỗi lần tác phẩm mới ra mắt thì nhân vật chính Lệnh Hồ Xung luôn được khán giả quan tâm và chú ý hơn cả. Từ hình tượng do Châu Nhuận Phát thể hiện cho tới phiên bản năm 1996 do Lữ Tụng Hiền thủ vai hay gần đây nhất là Hoắc Kiến Hoa đảm nhiệm…sự liên tưởng của các đạo diễn về gã tửu đồ lãng tử này ngày càng thể hiện độc đáo và táo bạo hơn.
Vai diễn do Lý Á Bằng đảm nhiệm năm 2001 để lại ấn tượng khó phai trong lòng khán giả...
... và phiên bản gần đây nhất do Hoắc Kiến Hoa thủ vai
Tuy nhiên, cũng có lẽ giống như lời nam diễn viên Lý Á Bằng – diễn viên chính trong phiên bản năm 2001 thì: “Lệnh Hồ Xung từ lâu đã là anh hùng trong trái tim mọi người. Hình tượng của anh ấy đã quá rõ ràng đến độ chẳng có cách nào có thể diễn xuất được. Mỗi người lại có một hình dung khác nhau về Lệnh Hồ Xung nên việc fan hâm mộ của Kim Dung lên tiếng phản đối, chê bai các nam diễn viên thủ vai này là điều hoàn toàn dễ hiểu và đáng thông cảm”.
Hai đoạn tình của Lệnh Hồ Xung
Lệnh Hồ Xung thất bại trong mối tình đầu với Nhạc Linh San...
Lệnh Hồ Xung từ nhỏ đã mồ côi và năm 12 tuổi bắt đầu gia nhập môn phái Hoa Sơn. Chàng tôn sư phụ Nhạc Bất Quần như cha, tôn sư nương Ninh Trung Tắc như mẹ. Lớn lên cùng tiểu sư muội, Lệnh Hồ Xung đã đem lòng yêu Nhạc Linh San.và mơ được cùng sánh đôi với nàng. Tuy nhiên, Nhạc Linh San đã phụ rẫy Lệnh Hồ Xung để đi theo Lâm Bình Chi, khiến chàng thất tình, chán nản vô bờ. Mặc dù vậy, gã si tình vẫn cam tâm nhận tiếng xấu là ăn trộm Tịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm mà không chút oán than.
...nhưng đã "lọt vào mắt xanh" của Thánh cô xinh đẹp Nhậm Doanh Doanh
Trái ngược với tình cảm dành cho Nhạc Linh San, Lệnh Hồ Xung bắt đầu quan hệ với Nhậm Doanh Doanh ở thế bị động (ban đầu chàng thậm chí còn lầm tưởng Thánh cô là tiền bối cao tuổi nên gọi nàng là bà bà). Khác với tiểu sư muội, Nhậm Doanh Doanh không chỉ cứu giúp Lệnh Hồ Xung trong lúc nguy kịch mà còn gián tiếp đưa chàng đến một chỗ đứng vẻ vang trong giang hồ - được bàng môn tả đạo coi là đại hanh hùng, hai lần được mời gia nhập thần giáo…
Qua khó khăn thử thách, họ đã đến được với nhau bằng sự đồng cảm như một tri kỷ
Tuy nhiên điều đáng tiếc duy nhất là dường như Lệnh Hồ Xung chưa thực sự yêu hết mình Nhậm Doanh Doanh. Chàng trước sau chỉ nghĩ đến tiểu sư muội và tình cảm đối với Thánh cô là ơn nghĩa, cảm kích nhiều hơn sự rung động.
Để cắt đứt đoạn tình cũ, Kim Dung đã để Nhạc Linh San chết dưới tay người chồng nhẫn tâm Lâm Chí Bình. Trước khi qua đời, tiểu sư muội còn cầu xin Lệnh Hồ Xung bảo vệ Lâm Bình Chi (lúc này đã bị mù và trơ trọi một mình).
Từ đây, Lệnh Hồ Xung mới yên dạ kết hôn với Nhậm Doanh Doanh, nhận chức trưởng môn phái Hằng Sơn cai trị một bầy ni cô và phụ nữ tục gia. Sau này hai người giảng hòa với các môn phái, đem lại hòa bình võ lâm, truyền chức giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo cho Hướng Vấn Thiên rồi cùng nhau ngao du thiên hạ, ngày ngày tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ.
No comments:
Post a Comment