Friday, July 27, 2012

Con bài chiến lược 'giấu mặt' của Mỹ tại châu Á

Mặc dù không được dư luận quan tâm, nhưng một trong những chặng dừng chân có tầm chiến lược quan trọng đặc biệt đối với Mỹ của Ngoại trưởng Hilary Clinton trong chuyến công du châu Á vừa qua chính là Mông Cổ.


17 năm trước bà Hilary Clinton đã thăm đất nước này trên cương vị là Đệ nhất phu nhân của Mỹ. Trong chuyến thăm đó, Người dân Mông Cổ nhớ đến bà là người ủng hộ sự cải cách và quyền phụ nữ. Còn trong chuyến thăm lần này trên cương vị là Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton được chào đón hơn tại quốc gia láng giềng của cả Trung Quốc và Nga này.

Trên thực tế, Mỹ đã nhận thấy vị trí chiến lược quan trọng của Mông Cổ từ lâu. Dưới thời chính quyền Tổng thống Reagan, Mỹ đã tiếp cận Mông Cổ với Sáng kiến Khiêm nhường (Modest Initiative) năm 1986 và chuyến thăm của một chuyên gia nghiên cứu châu Á nổi tiếng người Mỹ Robert Scalapino đã đưa Mông Cổ vào tầm ngắm. 20 năm sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Mông cổ đã cam kết mạnh mẽ, thực chất đối với sự phát triển và dân chủ.


Sau đó, dưới thời các tổng thống khác như Clinton, George W Bush và giờ đây là chính quyền Obama đều khẳng định quan hệ “đặc biệt” với Mông Cổ; Trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước được đẩy mạnh đáng chú ý là chuyến thăm của bà Clinton thăm Mông Cổ trên cương vị Đệ nhất Phu nhân; Tổng thống George W Bush chào đón Tổng thống Mông Cổ tại Mỹ và đưa Mông Cổ vào danh sách những nước nhận viện trợ Millennium Challenge; Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Mông Cổ năm ngoái và giờ đây là Ngoại trưởng Hilary, điều này cho thấy quan hệ hai nước ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu.

Điều đáng chú ý là trong chuyến thăm Mông Cổ lần này, Ngoại trưởng Mỹ đã ca ngợi Mông Cổ là “mô hình dân chủ hóa của châu Á” là điểm sáng về “tự do và nhân quyền”. Phát biểu của bà Clinton đã phản bác lại quan điểm rất nổi tiếng của nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu ở thập kỷ 90 rằng dân chủ không phải là giá trị của châu Á.

Nhà hoạt động xã hội sau này là Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung lúc đó đã phản bác lại quan điểm của Thủ tướng Singapore và ví dân chủ và tự do hóa kinh tế như hai bánh xe ngựa hoặc hai mặt của đồng xu. Các nhà lãnh đạo Mông Cổ đã hưởng ứng quan điểm trên và được Ngoại trưởng Mỹ Clinton đánh giá cao.


Hiện Mỹ muốn các nước Trung Á nên theo mô hình Mông Cổ. Mặc dù Mông Cổ dựa nhiều về chính trị và kinh tế vào Đông Bắc Á nhưng lại là khu vực cửa ngõ tiến vào Trung Á. Quốc gia này không những không bị tác ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng “màu sắc” mà địa bàn lý tưởng đối phó với sự trỗi dậy của “gấu Nga” và giúp bình ổn Afghanistan.

Một vấn đề mà Mỹ quan tâm hiện nay đó là Ulan Bator là quốc gia duy nhât có quan hệ với cả Bình Nhưỡng và Seoul. Vốn từng là quốc gia theo chế độ chủ nghĩa xã hội và là đối tác được thử thách của Triều Tiên. Ulan Bator rất hiểu Bình Nhưỡng. Đây chính là lý do những người tị nạn Triều Tiên chạy qua Trung Quốc bằng đường tàu điện ngầm có số lượng đông nhất ở Mông Cổ và được bố trí bí mật chạy sang Hàn Quốc.

Nhưng quan trọng hơn, Bình Nhưỡng đang tìm kiếm mô hình phát triển và khả năng phát triển kinh tế tự chủ cho riêng mình và Mông Cổ là được coi phù hợp nhất (Trung Quốc thì quá lớn, còn mô hình của Việt Nam hiện nay Triều Tiên chưa tin tưởng lắm). Bên cạnh đó, với chính sách theo đuổi khu vực phi vũ khí hạt nhân Mỹ hi vọng Mông Cổ sẽ là nhân tố quan trọng giúp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.


Giai đoạn Chiến tranh Lạnh không những cho thấy sự đối đầu của Đông-Tây mà còn sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Liên xô, điều này đã gây nên cuộc xung đột dữ dội giữa hai nước năm 1962. Liên xô đã sử dụng Mông Cổ làm lãnh địa đặt các trạm nghe lén Trung Quốc. Hiện nay, Mông Cổ là nơi lý tưởng để Mỹ sử dụng theo dõi Trung Quốc.

Trong chính sách đối với khu vực ngoại biên của mình, Trung Quốc thường dùng con bài viện trợ để lôi kéo các nước tuy nhiên Mông Cổ lại là trường hợp ngoại lệ. Nước này đã từ chối khoản vay 300 triệu đô la mà Trung Quốc đề nghị.

Trong khi đó, cách tiếp cận của Mỹ đối với các quốc gia láng giềng Trung Quốc thực dụng hơn thể hiện rõ trong chuyến thăm các nước gần đây của Ngoại trưởng Clinton đó là hiểu rõ hơn về thực tế các nước này đang đối mặt, gợi ý hình thức hợp tác chiến lược đa dạng về kinh tế, thương mại và chính trị. Điều này cho thấy vòng vây của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng thắt chặt hơn. Việc đứng chân của Mỹ và một đồng mình khác của Mỹ là Ấn Độ tại Mông Cổ sẽ làm cho Trung Quốc “mất ăn mất ngủ” nhất là trong bối cảnh khu tự trị Nội Mông, một khu vực muốn li khai của Trung Quốc lại là khu vực giáp ranh với Mông Cổ.


Clinton đã ca ngợi sự “dũng cảm” của người Mông Cổ khi phải chịu sự chèn ép giữa Trung Quốc và Nga. Việc ấn nút lại quan hệ Mỹ-Nga dường như đã đưa quan hệ hai nước đến tình trạng đối đầu thời Xô viết nhất là trong bối cảnh tổng thống theo đường lối cứng rắn Putin trở lại Điện Kremlin. Giới nghiên cứu chiến lược Mỹ cho rằng cần phải nắm được ý nghĩ của Nga.

Mông Cổ là quốc gia lý tưởng giúp Mỹ tiếp cận quốc gia mà ứng viên TT Mitt Romney cho rằng là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ. Trên thực tế, Mỹ cần Nga và Nga cũng cần Mỹ vì các lý lo về an ninh, kinh tế và chính trị. Hợp tác tại châu Á, vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy hành lang năng lượng hay các vấn đề khác đang tiến triển (hai bên có sự khác biệt về vấn đề Syri và phòng thủ tên lửa châu Âu).

Hầu hết các lãnh đạo cao cấp của Mông Cổ đều được đào tạo tại Nga, nói tốt tiếng Nga, hiểu Nga. Đây là điều mà Mỹ không bỏ lỡ. Mông Cổ có lực lượng lao động trẻ, có trình độ, đang theo đuổi mô hình phát triển các trung công nghệ cao kiểu như Bangalore của Ấn Độ, Mỹ muốn tận dụng cơ hội này xây dựng một thế hệ tại Mông Cổ thân phương Tây, dần dần loại bỏ ảnh hưởng của những người thân Nga phục vụ cho ý đồ lâu dài của Mỹ tại khu vực.


Mông Cổ góp phần vào các hoạt động gìn giữ hòa bình tại Iraq và Afganishtan, đã tổ chức huấn luyện gìn giữ hòa bình thông qua các cuộc tập trận Khan Quest, tổ chức nền dân chủ mới và củng cố nền dân chủ, thử nghiệm các sáng kiến của Liên Hợp Quốc về an ninh con người, coi đó là mô hình phát triển xã hội dân sự, với sự tham gia tích cực của các tổ chức Phi chính phủ trong giải quyết mọi vấn đề từ khu vực phi vũ khí hạt nhân đến quyền phụ nữ.

Mông Cổ có kinh nghiệm đối phó với nhiều thách thức: từ thảm họa thiên nhiên, bệnh tật tới khủng hoảng an ninh năng lượng. Mỹ muốn sử dụng Mông Cổ để “xuất khẩu” dân chủ sang Trung Á và một số nước châu Á khác.

Ngoài ra, Mông Cổ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như than, sắt, đồng, vàng và đất hiếm, khí ga và có thể là dầu lửa nhiều quốc gia thèm khát. Với sự hỗ trợ của nước ngoài, nước này có khả năng khai thác và đang xây dựng các tuyến đường vận chuyển cần thiết. Quản lý nguồn tài nguyên này đang là thách thức đối với giới lãnh đạo Mông Cổ.


Hiện nước này đang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quản lý hiệu quả sự ủy thác thông thường và sự ủy thác có chủ quyền của Chile và Na Uy. Trong chuyến công du vừa qua, Ngoại trưởng Clinton đã giúp đỡ công ty Peabody Energy có trụ sở tại St. Louis tham gia đấu thầu tại mỏ than Tavan Tolgoi (một công ty nhà nước của Trung Quốc đang là đối thủ cạnh tranh chính). Cơ quan tình báo kinh tế (EIU) đánh giá mức tăng trưởng năm 2011 của Mông Cổ về GDP là 17,3% chủ yếu dựa vào đầu tư khai khoáng.

No comments:

Post a Comment