Saturday, August 11, 2012

Danh Ngôn Của Tào Tháo

“Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”


Tào Tháo là một nhân vật được mô tả bằng tuyệt bút trong Tam Quốc Chí. Thuật mô tả những nhân vật then chốt khác trong Tam Quốc Chí kém xa.

Lưu Bị là một gã đạo đức giả. Hắn bắt chước tổ phụ Lưu Bang, một tên vô học, chỉ dựa vào tiểu xảo “giả vờ trung thành với bạn bè” (sau khi thành công thì diệt dần những người đã cộng tác lúc đầu) mà thống nhất được nước Tàu và lập ra một nhà Hán sáng chói trong lịch sử Trung quốc. Lưu Bị không có nhiều cơ may (thiên thời, địa lợi, nhân hòa) như tổ phụ nên thành qủa của y nhỏ nhoi hơn.

Khổng Minh thông minh tuyệt vời, học rộng tuyệt vời, đa mưu tuyệt vời, sáng suốt tuyệt vời, khôn ngoan tuyệt vời, có hàng chục thứ tuyệt vời kể cả tài dùng người và tài đoán trước đường đi nước bước của đối phương để thủ thắng. Y biết trước nhà Hán sẽ suy sụp không thể cứu vãn nổi nhưng cứ giúp Lưu Bị vì y không muốn những cái tuyệt vời của y không được hậu thế chiêm ngưỡng. Con người như vậy qúa lý tưởng, không thểcó thực trên đời. Nói cách khác, nhân vật này đượm vẻ hư cấu và tiểu thuyết. Con Cò nghĩ rằng kỹ thuật tả Khổng Minh không tuyệt vời.

Quan Vũ là một nhân vật được mô tả hết sức tinh vi: can trường, uy dũng, trung hậu, đạo đức, hội đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và cuối cùng được tô điểm thêm những nét hoang đường ( cái đầu đã bị chặt và để thối hàng tháng mà vẫn vểnh râu dọa Tào Tháo; hiển thánh để dẫn đường cho con trai là Quan Hưng bắt sống tướng địch v.v..). Ông được thần thánh hóa thành một nhân vật xa sự thật. Lối mô tả này chưa tuyệt vời.

Châu Du là một mưu sĩ kiêm nhạc sĩ, kiêm nghệ sĩ, kiêm võ sĩ, kiêm học sĩ, kiêm hàng chục thứ sĩ, cộng thêm cách đối phó đặc sắc với Khổng Minh (coi y như một tri kỷ nhưng vẫn muốn giết y để trừ hậu hoạn cho Đông Ngô). Vai trò của Châu Du trong Tam Quốc Chí được mô tả tài tình nhưng chưa đến độ tuyệt vời.


Tào Tháo xảo quyệt tuyệt vời, gian giảo tuyệt vời, gian thần tuyệt vời, biến báo tuyệt vời, khôn ngoan tuyệt vời, dùng người tuyệt vời, tham lam tuyệt vời, háo sắc tuyệt vời, đa nghi tuyệt vời, nhạy cảm tuyệt vời….. gần một tá tuyệt vời. Cái tuyệt vời nhất của y là: được mô tả bằng một ngòi bút tuyệt vời!

Con Cò không muốn làm mất nhiều thì giờ của qúy vị về một để tài đã cũ rích (Tam Quốc Chí). Hắn chỉ muốn cùng qúy vị suy ngẫm về một đề tài thu hẹp trong TQC: Đánh giá một câu nói của Tào Tháo. Câu nói đó là:

“Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”

Con Cò xin diễn đạt đề tài này theo một lối hành văn riêng, nghĩa là không đi thẳng vào mục tiêu mà đi loanh quanh theo kiểu vòng vo Tam Quốc trước khi nói tới ý kiến riêng của mình. Nói cách khác, hắn sẽ câu giờ bằng cách liệt kê những câu trả lời (phỏng chừng) của thiên hạ tùy theo đương sự (người phát biểu ý kiến) là ai hoặc đứng trên vị thế nào:

-Trước tiên, nếu đương sự là một đỉnh cao trí tuệ của Xã Hội Chủ Nghĩa thì câu trả lời sẽ là: Đúng! Cực lý! Người của Đảng ta luôn luôn phải thuộc lòng câu của Tào Tháo thì mới thành công dễ dàng và toàn vẹn trong mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm. Bất cứ trong tình huống nào, hễ lãnh phần thiệt về mình thì sẽ thất bại chua cay. Câu trả lời của Đảng ta là câu nguyên văn của Tào Tháo: Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta.


-Người Trung Hoa sẽ trả lời rằng: Đó là lời nói của phường ích kỷ, hạ lưu. Dân “quân tử Tàu” chúng ta, phải luôn luôn chịu thiệt thòi cho bản thân và tránh thiệt thòi cho người khác thì mới xứng đáng là con cháu của Khổng Tử. Thà người phụ ta chứ ta không phụ người. Mặc kệ bọn Tây phương chê ta thiếu thành thực. Thành thực không làm nên quân tử Tàu!

-Người Pháp có vẻ do dự. Đã chót tôn thờ câu danh ngôn “ Cái tôi là đáng ghét.” nên ngoài mặt thì công kích câu của Tào Tháo nhưng trong lòng thì vẫn thà ta phụ người chứ không để người phụ ta.

-Người Đức, đã có tì vết“diệt chủng Do Thái” trong thế chiến II, cho nên còn rất nhiều người vẫn tự nói với lòng mình rằng: Để tránh người phụ ta, ta không những phụ người mà còn hành hạ, tiêu diệt người.

-Người Anh thì phớt tỉnh ăng lê, đánh trống lảng, quay mặt đi như chưa nghe rõ câu hỏi; hoặc nếu bị ép buộc phải trả lời, thì sẽ nói nước đôi: Người không phụ ta, ta không phụ người.

-Người Hoa Kỳ, vì đang lãnh đạo lý tưởng tự do dân chủ trên thế giới nên sẽ trả lời sặc mùi chính trị:

Quốc hội Mỹ sẽ bàn: Mỗi người dân đều có quyền quyết định ta nên phụ người hay để người phụ ta. Quyền này nằm trong điều khoản Tự Do Ngôn Luận của hiến pháp, không cần bàn cãi lôi thôi. Hãy dành thì giờ tranh luận về unemployment và economy để kiếm phiếu vào đầu tháng November, 2012 sắp tới. ( có tiếng vỗ tay vang dội trong nghị trường)


Tối Cao Pháp Viện Mỹ sẽ phán: Hành pháp không được phép nhân danh “vị tha” để áp đặt tình cảm của người dân, nghĩa là không được ép dân phải chịu thiệt thòi. Hành vi Ta phụ người, người phụ ta hoặc ta và người phụ nhau cứ để mặc cho nhân dân tùy nghi biều lộ.

Tổng thống Mỹ sẽ nhủ quốc dân: “ My fellows America! Fail orthers or let orthers fail you belong to your own behavior”. Tạm dịch là: “Hỡi các bạn công dân Mỹ! Ta phụ người hoặc để người phụ ta là quyền tự do cá nhân của qúy bạn”. (có tiếng vỗ tay vang dội khắp trong nước ).

-Cách trả lời của người Trung Đông gốc Hồi giáo độc đáo nhất:

Đối tượng người được chia ra 2 giống:


Đối xử với người nam thì dùng câu: Ta sẽ phụ người nếu biết người sắp phụ ta. Nhưng đối xử với bọn nữ lưu thì phải tuyệt đối cứng rắn:Ta chỉ được phép phụ người (nữ), đừng bao giờ để người (nữ) phụ ta. Nếu không thì ta sẽ mất hết quyền, thậm chí sẽ không còn là nam tử nữa. Bọn tà đạo muốn nói gì thì nói, ta cứ bỏ ngoài tai. Tuy nữ giới là bà nội, là bà ngoại mẹ, là vợ, là người tình, là em, là chị, là bạn của ta nhưng Allah đã mặc khải cho ngài Mahomed rằng phải yêu thương người nữ như tôi tớ, như vật sở hữu của ta. Vậy ta phải đối xử với chúng thật nghiêm chỉnh như đã được dạy trong kinh Koran”.

-Người Việt Nam thì chia làm 2 phe:

a/ Phe Việt Cộng sẽ trả lời y hệt như những đỉnh cao trí tuệ của Xã Hội Chủ Nghĩa. Tức là: Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta.

b/ Phe Quốc Gia có nhiều thành phần phức tạp nên câu trả lời cũng phức tạp. Nhưng phần đông sẽ trả lời đại cương rằng: Người chưa phụ ta, chẳng nhẽ ta phụ người?


-Những kẻ đạo đức gỉa thì hễ mở miệng là tuyên bố chững chạc: Chẳng bao giờ ta phụ người dù đòi phen người đã phụ ta. Câu nói này không phản ánh tí ti nào con người thực của họ.

-Những nhà mô phạm (giáo sư) thì phải mạnh mẽ bác bỏ câu nói của Tào Tháo mặc dầu, trong thâm tâm, họ có thể nghĩ khác. Họ sẽ dạy học trò rằng ta không nên phụ người dẫu người phụ ta.

Kết Luận:

Tóm lại, đứng trên phương diện đạo đức thì câu nói của Tào Thái hoàn toàn tiêu cực nhưng đứng trên thực tế thì nó có phần nào hữu lý. Câu nói này phản ánh tâm trạng của một kẻ rất người. Con người kiểu Tào Tháo thời nào cũng có, nước nào cũng có, chính thể nào cũng có, xã hội nào cũng có, chỉ là nhiều hay ít mà thôi.

Vậy thì Tào Tháo cũng rất người. Nói cách khác, vai trò Tào Tháo không hư cấu. Câu danh ngôn của hắn vang dội khắp năm châu, suốt chiều dài lịch sử thế giới kểtừ thế kỷ thứ nhất. Có hàng tỷ người chê. Có chán vạn người khen. Tác giả của Tam Quốc Chí tả Tào Tháo siêu việt ở chỗ đó.

1 comment:

Unknown said...

Có mỗi người phụ ta hay ta phụ người cũng chém bút bá đạo:))))))

Post a Comment