Khởi công xây dựng vào tháng 3/1864, thảo cầm viên ở TP HCM lúc đầu là một công viên rộng 12 ha, do nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp J.B.Louis Pierre sáng lập và làm giám đốc đầu tiên. Đến năm 1865, nơi đây được mở rộng thêm 8 ha nữa và là vườn ươm nhiều giống cây du nhập có giá trị kinh tế cao, đồng thời người Pháp cũng phát triển ở đây một số vườn thú. Bộ sưu tập thú của thảo cầm viên hiện có đến 600 đầu thú thuộc 120 loài với tổng diện tích chuồng trại lên đến 21.352m2, ngoài ra còn có 1823 cây gỗ thuộc 260 loài và nhiều loại hoa cây cảnh quý. Năm 1990, thảo cầm viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á.
Schönbrunn tại Vienna, Áo được đánh giá là vườn thú lâu đời nhất thế giới. Sở thú này được hoàng đế Franz Stefan lập nên từ năm 1752. Từ đó đến nay sở thú này nuôi thường xuyên trung bình 300 loài thú, từ voi châu Phi đến gấu trúc mang đến từ Trung Quốc.
Vườn thú London đi vào hoạt động ngày 27/4/1828. Mục đích ban đầu là phục vụ nghiên cứu khoa học nhưng cuối cùng cũng mở cửa đón du khách vào năm 1947. Sở thú này có chứa một bộ sưu tập của 755 loài động vật, với 16.802 cá thể.
Sở thú Dublin hoàn thành năm 1830 và một năm sau đó chính thức đón du khách đến tham quan. Đây là một trong những điểm du lịch hút khách nhất ở Dublin, Ireland.
Mở cửa năm 1884, vườn thú Berlin có nhiều chủng loại động vật nhất so với các trung tâm trên thế giới, với 17.000 động vật thuộc 1.500 loài.
Sở thú Moscow thành lập năm 1864 và là một trong những sở thú lâu năm nhất ở châu Âu. Ngày nay, sở thú Moscow là nơi cư trú của hơn 6.000 động vật đại diện cho 927 loài và có diện tích rộng 21,5ha.
Ueno là vườn thú lâu đời nhất ở Nhật Bản bởi được xây dựng từ năm 1882. Đây là nơi cư trú của hơn 2.600 loài động vật mà đặc biệt là loài gấu trúc.
No comments:
Post a Comment