1. Ngực
Phụ nữ có ngực, còn đàn ông thì không phát triển bộ phận này. Tại sao
vậy? Các nhà khoa học lý giải rằng, phụ nữ có ngực để thực hiện thiên
chức của mình là nuôi con, đồng thời thu hút phái mạnh và chứng tỏ về
tiềm năng sinh sản của mình.
Đàn ông không cần phải chứng tỏ rằng bản thân có thể nuôi con bằng sữa
nên họ không cần có ngực phát triển. Tuy nhiên, cả hai giới đều có núm
vú, đó là do các gene quy định núm vú được phát triển ngay trong tử
cung, thậm chí trước cả gene quy định giới tính của phôi thai.
2. Giọng nói
Đàn ông có giọng nói trầm, trong khi phụ nữ có giọng nói thanh thoát
hơn. Cả hai giới đều có các sụn bao quanh thanh quản, nhưng thanh quản
của đàn ông lớn hơn, các sụn nhô ra tạo nên “hạt táo của Adam” - yết
hầu, đè lên dây thanh tạo giọng nói trầm hơn.
Cao độ của giọng nói có mối quan hệ tương quan với lượng hormone
testosterone cơ thể tiết ra, và lượng hormone này có liên quan đến di
truyền và khả năng sinh sản. Có một điều khá hiển nhiên khi nhiều nghiên
cứu cho thấy, phụ nữ thường bị hấp dẫn bởi những chàng trai có giọng
nói trầm ấm.
3. Gương mặt
Các nội tiết tố có thể quy định đường nét trên gương mặt, bên cạnh khả
năng di truyền. Ở nam giới, lượng testosterone dồi dào khiến trán cao
hơn cùng lông mày đậm, cằm, gò má bạnh và góc cạnh hơn.
Ngược lại với nữ giới, càng nhiều estrogen, gương mặt của phái yếu có xu
hướng thanh thoát, môi mọng và cặp lông mày nhỏ. Bên cạnh đó, lượng nội
tiết tố dồi dào còn được thể hiện qua cơ bắp và tính cách hung hăng của
phái mạnh.
Phụ nữ thường ưu tiên chọn những chàng trai có độ góc cạnh hơn là người
có gương mặt tròn, mềm mại. Tuy nhiên, khi muốn gắn kết với một ai đó,
họ lại có xu hướng thích những chàng trai có gương mặt tròn, vì tin
tưởng vào sự chung thủy và khả năng làm người cha tốt.
4. Lông, tóc
Từ khi dậy thì, nam giới có xu hướng mọc nhiều lông tóc trên cơ thể, đặc
biệt là râu, do hormone androgen dồi dào hơn nữ giới. Tuy nhiên, tại
sao nam giới lại cần có râu?
Theo các nhà khoa học nghiên cứu về sự tiến hóa, sở dĩ râu trở nên phổ
biến vì trong quá khứ, phụ nữ thường cảm thấy đàn ông có râu trông rất
quyến rũ. Họ thường gặp gỡ những anh chàng có râu vì cho rằng những
người đó có lượng testosterone dồi dào hơn, đảm bảo cho việc sinh con
khỏe mạnh. Đồng thời, râu cũng cho thấy được sự trưởng thành, tương tự
như ngực của phụ nữ.
Tuy nhiên, có một điều khá thú vị là lượng testosterone khiến lông tóc
mọc trên cơ thể đàn ông càng nhiều thì nguy cơ khiến họ hói đầu khi về
già là khá lớn.
5. Sắc tố
Xu hướng cho thấy, đàn ông được coi là đẹp trai thường có màu da sậm
khỏe khoắn, còn phụ nữ đẹp thì phải “tóc vàng da trắng”. Những sở thích
về màu da có thể phản ảnh thực tế rằng, vào tuổi dậy thì, xu hướng con
gái có màu da, màu tóc và mắt sáng hơn con trai. Theo đó, quan niệm về
sự nam tính và nữ tính cũng phụ thuộc nhiều vào sắc tố da.
Sự sáng màu của làn da có liên quan đến tỉ lệ giữa ngón trỏ và ngón đeo
nhẫn, cùng lượng nội tiết tố được tiếp xúc khi còn trong bụng mẹ. Các
nhà khoa học tin rằng, việc tiếp xúc với nhiều estrogen trước khi ra
đời, bằng cách nào đó đã khiến sắc tố da, màu tóc và mắt sáng hơn.
6. Cơ bắp - đường cong
Đàn ông có nhiều cơ bắp hơn, ngược lại, phụ nữ có những đường cong quyến
rũ. Lý do là ở quá trình trao đổi chất, nam giới đốt cháy calo nhanh
hơn, trong khi đó, nữ giới có xu hướng chuyển đổi thức ăn thành chất
béo, tích mỡ ở ngực, hông, mông và đùi, tạo nên những đường cong mềm mại
cho cơ thể.
Tạo hóa đã tạo ra cơ thể thích ứng với vai trò trong xã hội. Phụ nữ có
vai trò sinh sản, chăm sóc con cái nên cần hông rộng và lượng mỡ thừa
trong quá trình dưỡng thai. Đàn ông không cần sinh sản nên có cơ thể rắn
chắc và khỏe mạnh, nhằm phục vụ quá trình kiếm ăn, cạnh tranh với những
cá thể khác.
No comments:
Post a Comment